7 cây vàng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bà Hai chưa từng nghĩ 7 cây vàng tình nghĩa ngày đó lại giúp bà và gia đình có nơi dung thân che nắng che mưa sau những biến cố.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Hai là người gốc Bắc, quê Nam Định, theo gia đình vào Sài Gòn từ sớm. Bà có căn nhà với mảnh đất lớn nằm ngay mặt tiền đường lớn. Sau này xe cộ nhiều lên, ở mặt tiền thấy ồn ào quá nên bà Hai cho vợ chồng ông Bảy mướn làm lò bánh mì.

Ông Bảy là người gốc Sài Gòn, trước đi lính, sau năm 1975 phải đi cải tạo, gia đình cũng vì thế mà ly tán, vợ con dắt díu nhau về quê làm ruộng. Ông Bảy cải tạo xong, vợ chồng về lại Sài Gòn làm đủ nghề, cuối cùng chọn quay lại nghề làm bánh mì gia truyền. Lò bánh mì của ông Bảy là lò thủ công nên rất nóng và ồn, nhưng được cái bánh mì ngon, thơm lừng mùi bơ nên mọi người ghé đến rất đông. Bà con đi xe đò hay ghé mua về làm quà cho sắp nhỏ dưới quê. Vợ chồng ông Bảy và bà Hai tuy chỉ là khách mướn và chủ nhà nhưng sống với nhau tình cảm lắm, dần dà t như chị em ruột trong nhà, chuyện gì cũng chạy qua chạy lại, sớm tối có nhau.

Làm ăn được mấy năm, buôn bán khá khẩm, vợ chồng ông Bảy dành dụm được khoản tiền xin mua lại của bà Hai một phần mặt tiền căn nhà đang mướn. Đó là năm 1992, thời ấy giá nhà Sài Gòn rẻ lắm, miếng đất căn nhà của bà Hai có chiều ngang 8 thước, chiều dài 30 thước. Bà Hai cắt phân nửa phía trước mặt tiền bán cho vợ chồng ông Bảy với giá 27 cây vàng, chỉ chừa lối đi hơn một thước để đi ra nhà sau, cái giá ấy không quá rẻ mà cũng không quá mắc thời đó.

Chuyện là vợ chồng ông Bảy tuy là làm ăn có dư nhưng cũng chỉ gom được có 20 cây vàng còn thiếu 7 cây. Vợ chồng ông Bảy xin bà Hai cho nợ, làm lụng kiếm tiền rồi trả tiếp cho bà sau. Sống với nhau như chị em ruột trong nhà, nghĩ không có việc gì lớn nên bà Hai cứ ký giấy bán, ghi rõ là số tiền 27 cây vàng đã trả hết còn chuyện thiếu lại 7 cây chỉ là nói miệng với nhau không có ghi vô giấy.

7-cay-vang-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Nhưng đời đâu ai biết được chữ ngờ. Một thời gian sau, ông Bảy đột nhiên ngã bệnh nặng rồi qua đời, bà Bảy quá đau buồn nên cũng chẳng thiết tha buôn bán, giao lại cửa lò bánh mì cho cô con gái đang tuổi ăn tuổi lớn, tuổi yêu đương nên cũng không mặn mà lắm. Ai cũng lơ là cái lò bánh mì đã giúp mình kiếm tiền. Thế là sau một thời gian, cái lò bánh mì của nhà bà Bảy càng lúc càng ế ẩm, chỉ buôn bán cầm chừng qua ngày. Lúc này, thỉnh thoảng bà Hai lại nhắc bà Bảy món nợ 7 cây vàng, nhưng bà Bảy lần nào cũng thất hẹn, nhà bà bây giờ ăn uống còn thiếu trước hụt sau lấy gì mà trả. Thấy tình cảnh bà Bảy như vậy bà Hai cũng thôi không nhắc nữa, quay qua an ủi bà Bảy.

Một thời gian sau, anh con trai lớn của bà Hai làm ăn sao đó bị thua lỗ, suýt còn vướng vào vòng lao lý, nợ người ta lên đến mấy tỷ bạc. Bà Hai bình thường không mấy chiều con, nhưng con cái đi đến ngõ cụt bà không thể không thương, đứt ruột ký giấy bán căn nhà thân thương. Lúc bán nhà, bà Bảy chạy qua cản, bảo: ‘Thiệt tình là giờ 7 cây vàng tui không có để trả chị, nhưng bán căn nhà thì uổng quá”. Bà Hai cười mà nước mắt chảy dài, nói: “Thôi món nợ đó của tôi với bà xem như bỏ đi, có đáng bao nhiêu đâu. Mình sống nay chết mai, nay cứ vui vầy với con cháu được bao lâu thì được thôi bà ạ!”.

Căn nhà phía sau lối đi nhỏ nên chỉ bán được hơn 4 tỷ đồng, vừa đủ trả nợ cho con trai. Cả 4 thế hệ nhà bà Hai phải dắt díu nhau ra đường, lên tận Gò Vấp thuê căn nhà cấp 4 ở tạm.

Bà Hai đi được mấy hôm thì một bữa nọ bà Bảy ngủ dậy, mặt mày đột nhiên tươi tỉnh hẳn, bà ra thắp nhang cho ông Bảy rồi cũng đi rao bán nhà. Căn nhà bà Bảy ở mặt tiền, đông người qua lại, buôn bán tốt nên bán được 400 cây vàng.

Tiền bán nhà bà Bảy chia cho con trai và con gái mỗi đứa 100 cây vàng gửi vô ngân hàng sau này muốn làm gì thì làm. Phần còn lại bà Bảy đem lên Gò Vấp tìm mua một miếng đất lớn cất lên 2 căn nhà có sân trước sân sau, giống hệt nhau. Bà ở một căn, căn kia thì bà mời cả gia đình bà Hai về ở.

Bà Bảy cười nói với bà Hai: "Ngày xưa 7 cây vàng là một phần tư căn nhà, tính ra cũng tương đương với 100 cây vàng bây giờ. Nên tôi trả bà cả vốn lẫn lời bằng căn nhà mới này”. Bà Hai cầm tay bà Bảy, xúc động không nói nên lời, nước mắt chảy dài trên gương mặt khắc khổ...

Xem thêm: Quá mệt vì đám giỗ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Người viết mảnh giấy trên cây cột điện không chỉ là ân nhân của bà lão mù mà còn là ân nhân của nhiều người khác, bởi người đó đã cho mọi người thấy rằng cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt.

Bà lão mù – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi nhìn mẹ thật lâu, để rồi, tôi nhìn thấy sự kiêu hãnh của bà như cách tôi nhìn thấy niềm kiêu hãnh trong em ngay lần đầu gặp gỡ.

Niềm kiêu hãnh của cô gái nghèo – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tôi là dâu trưởng không có tiếng nói nhưng việc gì cũng đến tay, vì quá mệt mỏi nên tôi muốn gộp 9 đám giỗ làm một, nhưng cả họ không một ai tán thành.

Quá mệt vì đám giỗ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

 Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.

Cổ nhân dặn: Làm việc không trì hoãn, giao tiếp không nhiều lời, làm người có chừng mực
0 Bình luận

Cổ nhân nói, nếu như bạn gặp được 4 người này thì đó chính là quý nhân trong đời. Tuyệt đối đừng lướt qua nhé!

Cổ nhân dặn: Ở đời có 4 'Thần Tài', gặp được sẽ sớm phát tài
0 Bình luận

Cổ nhân thường nói, tính khí và vận may giống như chiếc bập bênh, một đầu nổi lên, một đầu rơi xuống. Muốn giữ phước lành trước hết phải cân bằng tính khí, kiềm chế cơn nóng giận.

Cổ nhân dặn: Nếu biết kiềm chế tính khí thì sẽ giữa được phúc báo
0 Bình luận


Bài mới

Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 phút trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đề xuất