Bà lão mù – Câu chuyện nhân văn cảm động
Người viết mảnh giấy trên cây cột điện không chỉ là ân nhân của bà lão mù mà còn là ân nhân của nhiều người khác, bởi người đó đã cho mọi người thấy rằng cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt.

Tại một thị trấn nọ, vào một ngày mùa xuân nắng ấm, một người đàn ông đang đi trên đường bỗng tình cờ nhìn thấy trên cây cột điện có dán một mảnh giấy với nội dung: “Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên đường này nhưng vì mắt tôi mù lòa nên không thể tìm ra nó. Nếu ai nhìn thấy làm ơn cho tôi xin lại nhé. Địa chỉ nhà tôi là... Cảm ơn rất nhiều!”.
Sau khi đọc xong, người đàn ông thầm nghĩ 50 rupee không phải là số tiền quá lớn. Nếu ai đó đánh rơi 50 rupee mà phải cất công viết rồi dán giấy lên cây cột điện để xin lại thì chắc đây là số tiền rất lớn và quan trọng với họ. Có lẽ họ không may mắn có được một cuộc sống dễ dàng. Thế là người đàn ông lặn lội tìm đến địa chỉ ghi trên mảnh giấy rồi gõ cửa.
Người mở cửa cho anh là một bà lão mù. Sau khi hỏi han anh biết bà lão chỉ sống có một mình trong căn nhà này.
“Bà ơi, cháu có đọc được thông tin bà đánh rơi một tờ 50 rupee, hôm nay cháu vô tình nhặt được nên đến để đưa lại cho bà”, người đàn ông lên tiếng.

Bà lão nghe nói xong thì im lặng một lát, đôi mắt rưng rưng như muốn khóc. Sau đó, bà chậm rãi nói với người đàn ông: “Từ hôm tôi dán giấy đến nay có gần 100 người tìm đến nhà tôi và ai cũng nói như anh. Tôi không hiểu chuyện này là sao. Tôi không biết chữ, mắt cũng mù lòa, chẳng nhìn thấy gì cả nên không thể ra đường để mà đánh rơi tiền được. Nhưng có ai đó đã viết rằng tôi đánh rơi 50 rupee. Lần đầu có người đến đây nói vậy tôi không tin tưởng lắm, nhưng gần cả trăm người đến đây đều nói như vậy thì tôi đã hiểu ra rồi. Chắc có một người tốt bụng nào đó thương bà lão mù này nên mới viết ra những dòng chữ như vậy”.
Người đàn ông thật sự ngạc nhiên, bởi không ngờ rằng trên đời này lại có nhiều người tốt đến thế.
Vừa nói, bà lão mù lại khóc và nhất quyết không chịu nhận tiền của người đàn ông. Thế nhưng người đàn ông cũng nhất định không chịu rời đi nếu bà lão mù không đồng ý nhận tiền.
Qua lại một hồi, cuối cùng bà lão đành đồng ý nhận số tiền kia và cảm ơn anh ta, kèm theo một điều kiện là anh phải vứt mảnh giấy dán trên cột điện kia.
Người đàn ông đồng ý, song khi quay lại chỗ cột điện, anh lại thầm nghĩ rằng: “Hẳn khi nhận tiền bà lão mù cũng đã yêu cầu mọi người vứt hộ tờ giấy đi, song không ai nỡ làm việc đó. Vậy tại sao mình lại nỡ vứt nó đi chứ?”. Và rồi vừa đi, người đàn ông lại vừa nghĩ tới người đầu tiên đã viết những dòng chữ lên mảnh giấy để dán lên cây cột điện. Người đó mới thực sự là ân nhân của bà lão mù, cũng là ân nhân của anh và những người khác. Người đó đã giúp cho nhiều người có cơ hội giúp đỡ người khác và cho mọi người thấy rằng cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt.
Đọc thêm
Tôi nhìn mẹ thật lâu, để rồi, tôi nhìn thấy sự kiêu hãnh của bà như cách tôi nhìn thấy niềm kiêu hãnh trong em ngay lần đầu gặp gỡ.
Tôi là dâu trưởng không có tiếng nói nhưng việc gì cũng đến tay, vì quá mệt mỏi nên tôi muốn gộp 9 đám giỗ làm một, nhưng cả họ không một ai tán thành.
Tôi cũng không ngờ vì chuyện 3 cây vàng ngày cưới mà chị dâu với anh trai ghim trong lòng lâu đến thế, thậm chí còn lạnh lùng đối xử tệ bạc với bố mẹ.
Tin liên quan
Cổ nhân đúc kết, sống ở đời chỉ cần có đủ 2 thứ này thì mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp, phong thủy được cải biến.
Cổ nhân nói, nếu như bạn gặp được 4 người này thì đó chính là quý nhân trong đời. Tuyệt đối đừng lướt qua nhé!
Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.