Vòng tròn bạn bè và những quy tắc bất thành văn: Bạn cần chất lượng không cần số lượng
Vòng tròn bạn bè tuyệt vời là điều ai cũng muốn sở hữu, nhưng làm thế nào để có được những người bạn chất lượng thì không phải ai cũng biết. Nắm vững 4 quy tắc bất thành văn dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó!
Trí thông minh của con người cho phép tạo ra một vòng kết nối xã hội ổn định gồm 148 người, làm tròn lên khoảng 150 người. Có nghĩa là, giới hạn trên vòng tròn bạn bè của mỗi người một giai đoạn nhất định sẽ không quá 150 người. Khi đến tuổi trung niên, vòng tròn kết nối này càng nhỏ lại. Do đó, để có cho mình những mối quan hệ bền chặt, chất lượng bạn hãy mạnh dạn thực hiện “phép trừ” thích hợp cho vòng tròn bạn bè của mình dựa trên 4 quy tắc sau đây:
Quy tắc vòng tròn bạn bè: Phải bình đẳng, không níu kéo
Nhân vật Emma trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Madame Bovary” của Flaubert, sau khi tham dự vũ hội xa hoa do Marquis tổ chức cùng chồng, đã khao khát trở thành một thành viên của giới thượng lưu. Vì vậy, cô đã vay 8.000 Franc mua trang sức từ một thương gia để đóng giả thành một quý cô giàu có. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối, cho dù Emma có cố gắng đến đâu đi chăng nữa cũng không thể giấu được việc bản thân chỉ là một người phụ nữ bình thường. Đến cuối cùng, cô dần bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.
Có thể thấy, thay đổi vẻ bề ngoài không giúp bạn hòa nhập vào một cộng đồng. Thay vào đó, bạn chỉ có thể nâng cao giá trị bản thân để phù hợp với những mối quan hệ chất lượng cao. Khi đã có sức mạnh và tầm ảnh hưởng nhất định, bạn có thể hòa nhập kết bạn với những người cùng tầng lớp bạn mong muốn.
Bất kỳ vòng kết nối nào cũng chú ý đến danh tính và giá trị. Vì vậy, ngay cả khi bạn thường xuyên xuất hiện trong một cộng đồng, điều đó cũng không có nghĩa là bạn đủ khả năng để trao đổi, giao tiếp và cạnh tranh với họ. Nếu không đủ giá trị, dù có cố gắng đến đâu bạn vẫn chỉ mãi là người ngoài cuộc mà thôi.
Quy tắc vòng tròn bạn bè: Không đủ thân thiết, không bền chặt
Một số người tự xem mình là người coi trọng tình cảm. Nhưng cuối cùng, lời hứa “thường xuyên liên lạc” dần dần biến thành “không liên lạc”.
Cô M và những người bạn học đại học đã duy trì tần suất gặp nhau mỗi tuần một lần trong nhiều năm. Sự thân thiết như vậy khiến nhiều người phải ghen tỵ, ao ước. Nhưng đến năm ngoái, bạn cùng lớp của cô đã đến một thành phố khác để phát triển công việc. Cô M bất lực nhận ra rằng, việc dành thời gian cho nhau hàng tuần đã trở thành gánh nặng. Bởi việc đi lại để gặp nhau giữa hai thành phố là quá mệt mỏi và tốn thời gian.
Trải nghiệm khác nhau thì rất khó để có một chủ đề chung. Các cuộc gọi video cũng vì thế mà thưa dần, mối quan hệ bắt đầu xuất hiện những khoảng lặng. Thế là mối thân tình vốn được nhiều người ngưỡng mộ đã bị phá vỡ chỉ sau nửa năm. Cuộc sống này là vậy, một mối quan hệ dù có tốt đẹp đến đâu cũng sẽ dần phai nhạt theo thời gian.
Tình bạn vốn dĩ có đủ thứ để nói, nhưng sau này đường ai nấy đi, dù thỉnh thoảng nhớ nhưng cũng không còn tìm được lý do để kết nối. Anh chị em ban đầu lớn lên cùng nhau, đến khi trưởng thành và lập gia đình riêng cũng chẳng thể thân thiết được như xưa.
Cuộc sống chính là hành trình gặp gỡ và chia ly. Quỹ đạo cuộc đời mỗi người là khác nhau, nên phải đi qua những quãng đường khác nhau. Suy cho cùng, hiểu rõ cảm giác xót xa khi chia tay mới khiến người ta thêm trân trọng những phút giây gặp gỡ.
Quy tắc vòng tròn bạn bè: Năng lượng tiêu cực nên tránh xa
Khi nào bạn quyết định kết thúc một mối quan hệ? Câu trả lời hay nhất tôi từng được nghe chính là: “Khi năng lượng mà mối quan hệ này mang lại cho tôi ít hơn nhiều so với năng lượng mà nó tiêu thụ”.
Một người đã lên mạng chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình rằng: Cách đây không lâu, cô buộc phải chặn tài khoản mạng xã hội của người bạn cũ có tên Sơ Triệu. Bởi, trong 6 tháng qua, Sơ Triệu thường xuyên than phiền với cô ấy vào lúc nửa đêm về việc chồng cô ấy không về nhà vào buổi tối hoặc say khướt trên ghế sô pha khi về nhà. Ngay cả trong giờ làm việc, Sơ Triệu cũng thường xuyên tìm đến cô ấy để trút bầu tâm sự.
Sau một khoảng thời gian, vài lời an ủi không thể dập tắt nỗi buồn của Sơ Triệu. Thậm chí, năng lượng tiêu cực từ cô bạn cũ còn khiến bản thân cô ấy bị ảnh hưởng, trở nên cáu gắt và không kiềm chế được cảm xúc. Thế nên cô ấy quyết định chặn Sơ Triệu, dừng lại mối quan hệ bạn bè này.
Có câu: “Trách trời vô cớ thì trời không thương, trách người vô cớ thì người không thuận, nếu than phiền quá nhiều thì sau này càng phiền muộn”. Điều này cũng khẳng định "quy luật chuyển giao cảm xúc" trong tâm lý học. Đó là, cảm xúc của một người và những người xung quanh sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Kết thân với những người đầy "cảm xúc tiêu cực" thường sẽ đem đến “thảm họa” cho bạn. Nếu không tránh xa kịp thời, bạn sẽ rơi vào vực thẳm tình cảm chính mình khó lòng thoát ra được.
Quy tắc vòng tròn bạn bè: Cẩn thận khi giao tiếp
Theo một cuộc khảo sát, ngoại hình cuối cùng của bạn là sự kết hợp của năm người thân thiết nhất và họ sẽ ảnh hưởng một cách tinh vi đến hành vi của bạn. Nói tóm lại, tương lai của một người thường gắn liền với vòng bạn bè của người đó. Kết bạn bất cẩn có thể mang đến tai họa mà bạn không ngờ tới. Còn nếu sở hữu được những người bạn chân thành và tốt bụng, bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Như Lincoln đã nói: "Theo một nghĩa nào đó, bạn chọn kiểu bạn bè nào, bạn chọn kiểu sống đó”. Những người bạn có phẩm chất cao thường giống như một tấm gương sáng, giúp bạn giữ được nội tâm và sự tiến bộ. Ngược lại, kết bạn với những người vô kỷ luật bạn sẽ bị “nhiễm” lối sống tùy tiện giống như vậy.
Người xưa có câu “Chọn bạn là việc quan trọng nhất đời người”. Khi còn trẻ, người ta rất dể cẩu thả trong các mối quan hệ. Nhưng khi ngày càng trưởng thành, họ sẽ dần hiểu rằng chỉ có hai, ba người bạn mới là tri kỷ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận