“Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?” – Lão Tử đáp 1 câu khiến hậu thế trăn trở khôn nguôi

“Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”, câu trả lời của Lão Tử khiến hậu thế ngàn năm sau vẫn còn trăn trở. Vậy câu trả lời đó là gì?

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đạo lý từ câu trả lời của Lão Tử về câu hỏi “Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”

Lão Tử là một ẩn số của lịch sử Trung Hoa, nhiều tài liệu cho rằng vị triết gia này là người nước Sở ( nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), làm quan nhà Chu. Thậm chí, một số truyền thuyết còn ghi lại rằng khi sinh ra ông râu tóc bạc trắng vì nằm trong bụng mẹ 70 năm mới ra đời, chính vì thế mới có tên là Lão Tử - Người thầy già.

Lão Tử là người có ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền triết học Trung Quốc bằng cuốn Đạo Đức Kinh với 81 chương gần 5.000 chữ, khiến ông được công nhận là ông tổ Đạo giáo, phát triển Đạo giáo thịnh vượng bên cạnh hai trường phái lớn là Phật giáo và Nho giáo.

Vi-sao-ve-gia-rang-rung-het-ma-luoi-van-con-va-cau-tra-loi-cua-Lao-Tu-2

Trong cuốn Đạo Đức Kinh có đoạn Thương Dung hỏi Lão Tử “Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”.

Lão Tử nghe xong thì đáp: “Sở dĩ răng rụng là do răng cứng quá, lưỡi biết lúc nào cứng, lúc nào mềm nên tồn tại được lâu hơn".

Câu nói này mang rất nhiều hàm ý, trong đó đạo lý cứng mềm của răng lưỡi cũng giống như mạnh yếu ở đời người. Đôi khi, kịp thời “tỏ ra yếu đuối” cũng là một kiểu ngôn ngoan!

Yếu đuối cũng là một kiểu khôn ngoan

Thời Trung Hoa Dân Quốc, có Thẩm Tòng Văn – 26 tuổi đã trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng. Khi được mời giảng dạy ở một học viện tại Thượng Hải, sinh viên nghe được tin ông xuất hiện đã đến ngồi chật kín lớp.

Thẩm Tòng Văn lần đầu lên lớp bị cảnh tượng đông đúc trước mắt làm cho hoảng sợ. Ông không nói được lời nào mà đứng đơ suốt 10 phút, khi lấy lại được một chút bình tĩnh Thẩm Tòng Văn cũng chỉ viết đề cương lên tấm bảng, rồi cúi gằm mặt lẩm bẩm giảng bài.

Dự định ban đầu là giảng dạy trong vòng 1 giờ, ấy vậy mà chưa đầy 10 phút thầy Thẩm đã dạy hết bài khiến cho học sinh phía dưới xôn xao bàn tán. Thấy vậy, Thẩm Tòng Văn liền cầm một mảnh phấn, xoay người viết lên bảng: “Hôm nay là buổi dạy đầu tiên của tôi, có nhiều người quá nên tôi thấy sợ”.

Lời thú nhận của thầy Thẩm khiến cả hội trường kích động không thôi, tất cả sinh viên đều đứng dậy vỗ tay, bày tỏ sự động viên và thấu hiểu của mình.

Thẩm Tòng văn đã dùng vẻ ngoài yếu đuối để thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của bản thân, điều này không chỉ giúp ông nhận được sự thông cảm của học trò mà còn giúp giải phóng nỗi sợ của bản thân.

Vi-sao-ve-gia-rang-rung-het-ma-luoi-van-con-va-cau-tra-loi-cua-Lao-Tu-4

Không có ai trên đời là hoàn hảo, kẻ yếu chỉ bị coi là trò cười nếu cố tỏ ra mạnh mẽ, còn kẻ mạnh mẽ tỏ ra yếu đuối lại nhận được sự ưu ái từ người khác. Có thể nói, việc phơi bày sự yếu mềm của mình trước người khác cũng là một bước lùi để tiến lên phía trước như hàm ý “cứng mềm của hàm răng cái lưỡi” trong câu trả lời của Lão Tử trước câu hỏi “Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”.

Kẻ mạnh giả yếu mới thực sự khôn ngoan

Thời Xuân Thu, Ngô Việt tranh bá. Việt Vương Câu Tiễn đã nhiều lần bị đánh bại bởi nhà Ngô. Câu Tiễn bị bắt, vờ đầu hàng, nhẫn nhục chịu khổ sai ở nước Ngô trong 3 năm. Sau 3 năm làm nô lệ, cuối ông cùng cũng được thả về.

Về nước, việc Câu Tiễn làm đầu tiên là bí mật huấn luyện binh lính tinh nhuệ, đêm đêm nằm gai nếm mật để không quên đi nỗi nỗi hổ thẹn năm xưa. Cuối cùng, ông đã thành công đánh bại nước Ngô và trở thành lãnh chúa cuối cùng của thời Xuân Thu.

Vi-sao-ve-gia-rang-rung-het-ma-luoi-van-con-va-cau-tra-loi-cua-Lao-Tu-5

Đối với những bậc quân vương như Câu Tiễn, mạnh mẽ oai hùng không khó. Khó nhất là cúi đầu! Khi dám bộc lộ vẻ hèn mọn, yếu đuối mới thấy được thế gian rộng lớn, không bị giới hạn bởi những được mất trước mắt.

Cúi đầu không phải là sợ hãi mà là để nhìn thấy rõ con đường dưới chân, tự nhìn lại chính mình để ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhu cương tùy lúc, làm được điều này bạn sẽ học được cách sống nhẹ nhàng, bình thản, không hơn thua so đo với bất kỳ ai.

"Dũng cảm là lớp ngụy trang của kẻ yếu, tỏ ra yếu đuối mới thực sự là khôn ngoan của kẻ mạnh". Câu nói đúc kết đạo lý này hẳn sẽ khiến nhiều người phải tự nhìn lại hành động của bản thân.

Xem thêm: Câu nói của người bà làm thức tỉnh hàng triệu người: “Làm người, khuyết điểm gì cũng có thể bỏ qua, chỉ trừ lười biếng”

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sinh thời, Lão Tử có rất nhiều câu nói khiến người đời và hậu thế phải thán phục. Những câu nói của ông đến ngày nay vẫn là bài học quý báu và đáng suy ngẫm.

3 câu nói của Lão Tử đáng để suy ngẫm: Bài học quý báu dành cho hậu thế
0 Bình luận

“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói nước là thiện nhất, các bậc trí giả từ xưa đến nay đều tựa như nước, nhu hòa khóe léo, bao dung vạn vật.

“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói bậc trí giả đều tựa như nước
0 Bình luận

Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Cùng chiêm nghiệm 10 bí quyết "dưỡng tâm" mà Lão Tử truyền dạy cho hậu thế, vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

10 bí quyết dưỡng tâm mà Lão Tử truyền lại cho hậu thế, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Tin liên quan

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.

9 điều Lão Tử dạy người đời để cuộc sống luôn suôn sẻ và thành công
0 Bình luận

Là một ẩn sĩ đại tài, thánh nhân ảnh hưởng lớn tới văn hóa Trung Hoa, Lão Tử dạy rằng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải có 3 thứ đại trí huệ, đó là thủ ngu, thủ tĩnh và thủ nhu.

Lão Tử từng dạy rằng, người có trí tuệ sáng suốt phải có 3 điều là thủ ngu, thủ tĩnh, thủ nhu
0 Bình luận

Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo những triết lý sâu sắc mà ông để lại khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.

Triết lý sâu sắc của Lão Tử: 'Biết người khác là thông minh, biết mình là trí tuệ đích thực'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất