Trẻ hoạt ngôn và trẻ trầm tính lớn lên sẽ có tương khác nhau, bố mẹ cần lưu ý!
Trẻ hoạt ngôn và trẻ trầm tính, hai tuýp tính cách này ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng trong tương lai, bố mẹ cần lưu ý để tìm cách thay đổi thói quen của trẻ từ khi còn nhỏ.
Giáo sư Lý Mỹ Kim (Trung Quốc) cho biết, từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong việc định hình 85 -90% tính cách của một đứa trẻ. Môi trường sống và cách giáo dục khác nhau dẫn tới những đứa trẻ có tính cách không giống nhau. Sẽ có những đứa trẻ hoạt ngôn, nhưng cũng có những đứa trẻ trầm tính, ít nói. Và sự khác biệt này của trẻ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của trẻ sau này!
1. Những đứa trẻ trầm tính khi lớn lên sẽ như thế nào?
Khi trẻ còn nhỏ, hành động khóc là để chúng bày tỏ sự không hài lòng của mình. Khi trẻ 2-3 tuổi, chúng sẽ nói “không” với những gì mình không thích. Vì vậy, khi trẻ không hài lòng về điều gì đó, chắc chắn chúng sẽ bày tỏ ra bên ngoài bằng một cách gì đó, có thể khóc hoặc nói. Nhưng những đứa trẻ trầm tính, ít nói lại chọn cách im lặng, mặc kệ. Về cơ bản, kiểu tính cách này của trẻ khi lớn lên sẽ hình thành nên kiểu người:
Thiếu chính kiến: Ngay từ nhỏ, trẻ đã quen với việc nghe theo lời cha mẹ, không được phép bộc lộ suy nghĩ của mình nên khi lớn lên trẻ sẽ ngại bày tỏ, ngại phản bác và thậm chí là âm thầm chịu đựng những bất bình.
Bất cần mọi thứ: Những đứa trẻ này luôn cảm thấy chán nản, mặc kệ mọi thứ xung quanh. Chúng chú tâm nhiều vào trạng thái tâm lý bản thân mà phớt lờ, không phản bác hay bày tỏ ý kiến về bất kỳ điều gì chúng không thấy hứng thú.
Chình vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên quan tâm chăm sóc, chủ động nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với trẻ. Đồng thời cũng cần kiên nhẫn và lắng nghe nhiều hơn, tạo cơ hội để con được bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên động viên con tham gia các hoạt động bên ngoài để giúp con thoát khỏi vùng an toàn, vượt lên chính mình.
2. Những đứa trẻ hoạt ngôn khi lớn lên sẽ như thế nào?
Trái ngược với những trẻ trầm tính, trẻ hoạt ngôn đều là những đứa trẻ hướng ngoại. Chúng sẽ có xu hướng tập trung nhiều năng lượng vào thế giới bên ngoài, nên ít khi cảm thấy một mình hay cô đơn. Trẻ sẽ tự tin bày tỏ ý kiến của mình, bộc lộ ra những điều mình thích và không thích. Nhờ tính cách này mà trẻ tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, giỏi diễn đạt và không sợ hãi khi đứng trước đám đông.
Trong lương lai, những đứa trẻ hoạt ngôn như thế này thường rất độc lập. Tính quản giao cũng là một lợi thế lớn để trẻ có được những thành công trong cuộc sống, công việc.
Mặc dù trẻ hoạt ngôn, thích nói là một điểm tốt nhưng bố mẹ vẫn phải kiểm soát trẻ. Bởi những đứa trẻ này thường dễ bị tác động bởi bên ngoài, dễ mất tập trung khi học tập nên cần có sự giáo dục, quản lý của bố mẹ.
Trẻ hoạt ngôn thích thể hiện bản thân, muốn thu hút sự chú ý của người khác. Tuy nhiên, ranh giới giữa tự tin và tự phụ rất mong manh và trẻ rất khó để nhận thức được điều này. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý để dạy bảo con đúng cách. Khuyên con khi thể hiện bản thân, không cần phải tỏ ra quá kiêu ngạo. Cứ nói với giọng điệu bình tĩnh, người khác sẽ chú ý lắng nghe con nhiều hơn.
Xem thêm: 3 kiểu trẻ dễ bị xã hội đào thải, bố mẹ cần lưu ý để uốn nắn kịp thời
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận