Tình yêu trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, phải chăng thứ duy nhất người ta nhớ là những gì thuộc về tình yêu, một tình yêu day dứt...
Ông Du nằm im lặng trên chiếc giường nằm cạnh cửa sổ nhìn ra vườn. Mấy hôm còn khỏe, ông thường rảo bước đi ra đi vào quanh sân, chán thì lại ngồi uống trà trước hiên.
Bà Tương vợ công đang tu tập ở ngôi chùa gần nhà, thỉnh thoảng mới ghé về. Sau tuổi 85, từ ngày ông không còn nhớ gì nữa bà dường như đạt tới cảnh giới khác, thanh thản, thong dong, thấu hết mọi lý lẽ trong đời.
Con trai trưởng của bà sắp xếp mọi việc cho ba mẹ thật chu toàn...
Hàng ngày bà thiền rồi đọc kinh, thỉnh thoảng ghé qua nhà ngồi quan sát ông Du đi ra đi vào với cặp mắt bao dung. Mấy hôm nay ông Du không khỏe, không đi vòng vòng nữa mà chỉ nằm trên giường nhìn ra cửa sổ với ánh mắt xa xăm. Có lẽ ông cũng sắp đi xa khi mấy ngày nữa là chạm tuổi 93...
Anh con trai về thường bắt ghế ngồi cạnh giường bố, vừa đọc sách vừa trông chừng xem ông Du cần gì thì làm giúp.
Hôm bữa, sau khi uống ly trà mật ong hoa cúc xong, ông Du đột nhiên hỏi: “Con còn nhớ ông già bán kẹo kéo trong xóm nhà nội không? Nếu hôm nay nghe tiếng rung chuông leng keng của ông ấy thì nhớ ra mua 2 cây để ba con mình ăn nhé”.
Anh con trai ngạc nhiên, lâu nay ba không còn nhớ gì nữa, kể cả mẹ và anh, sao hôm nay lại bất ngờ kêu tên anh rành rọt vậy nhỉ? Còn cả chuyện kẹo kéo nữa, thú thật là từ khi sinh ra đến nay anh chỉ nghe kể chứ chưa từng nghe tiếng leng keng, cũng chưa thấy bóng dáng ông cụ bán kẹo kéo ấy bao giờ. Chưa hết, ba còn kể và hỏi anh về đám giỗ ông cố bên ngoài ngoại, về những đám mía dọc bờ sông, về câu mít sau nhà, cây bình bát trước hiên, về cái xe đạp không phanh, cái áo lạnh cũ màu lính,... Anh ừ ừ dạ dạ cho qua, bởi những chuyện ba kể toàn là những chuyện xảy ra trước lúc ba gặp mẹ và dĩ nhiên anh cũng chưa có mặt trên đời khi ấy. Nhưng dường như ba không kể cho anh, ông đang nói với ai đó nữa, hoặc là đang tự nói với chính mình. Nghe giọng ông nhẹ nhàng, hiền hòa và lưu luyến lắm.
Mấy hôm sau đó anh nghe ba nhắc đến thằng Sinh, cái này thì anh biết, đó là conc ảu một người bạn gái thời trẻ của ba. Thời đó đã cách đây hơn nửa thế kỷ, khi ấy ông Du mới 21 và mẹ của Sinh chỉ vừa tròn 17. Lúc đó ba mẹ chưa gặp nhau và chuyện tình của cả hai cũng chỉ là những rung động nhẹ nhàng tuổi học trò.
Khi ông bà hai bên bước qua tuổi 80, khi hai gia đình bước qua mọi rào cản thì câu chuyện năm xưa mới được mẹ Sinh kể lại cho con trai nghe...
Trong một dịp tình cờ, hai người xưa gặp lại nhau sau 40 năm, kỷ niệm bất ngờ ùa về khiến cho ông Du và bà Tố chênh chao với những rung cảm quá khứ. Nhưng bà tỉnh táo hơn, thậm chí quyết liệt cắt đứt mọi liên lạc. Bà vừa cười, vừa đọc cho con trai nghe những dòng thơ ngày ấy, những câu thơ ba anh viết cho bà:
“Gặp lại em sau chặng dài thăm thẳm
Vầng trăng xưa nay chín giòn đằm thắm
Đủ cho tôi thêm lần nữa, ngẩn ngơ!
Em lắc đầu nói hãy tỉnh cơn mơ
Vì cuộc đời không bao giờ như ước muốn
Đừng nắm chặt tay em!
Chạm nhẹ thôi,
Rồi hãy buông trước khi quá muộn
Để ngày xưa còn đó những ngọt ngào…”
Thấy ba nhắc đến người xưa, anh gọi điện cho Sinh cùng vợ chồng bà Tố đến nhà báo rằng ba sắp đi, mong mọi người đến tiễn ông giây phút cuối đời.
Cả nhà ý tứ đi ra ngoài, ở trong phòng bà Tố nắm tay ông Du nói: “Ông ra đi thanh thản nhé!”. Rồi bất ngờ, ông Du hé mắt ra, nhìn bà Tố một lúc rồi nhẹ giọng đọc cho bà nghe một đoạn thơ:
“Anh về đi đừng buộc thêm mối nhợ
Xem như mình không thể thuộc về nhau
Nếu tuổi trẻ ta không là duyên nợ
Thì bạn thôi, anh nhé, thuở bạc đầu…”.
Đọc xong, ông khe khẽ nói, nếu kiếp sau gặp lại, ta cũng sẽ là bạn bè em nhé. Thế rồi, ông ra đi thanh thản trước cái gật đầu thật nhẹ của bà.
Sau khi lo liệu tang lễ cho ông Du xong, người con trai nghe bà Tố kể lại giây phút cuối đời của cha mình, anh thầm nhủ: Mọi việc ba đều quê sao lại như những câu thơ cách đây mấy chục năm? Phải chăng những gì thuộc về tình yêu luôn được nhớ mãi trong đời...
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận