Tình nghĩa thầy trò – Câu chuyện nhân văn cảm động
Sài Gòn đêm cuối thu, trời se se lạnh mà thầy trò tôi ai nấy đều cảm thấy ấm áp vô cùng. Tôi đạp, thầy ngồi, một già, một trẻ, lòng nhẹ nhàng, sung sướng vô cùng.

Thời bao cấp, có lúc cuộc sống khó khăn đến nỗi các giảng viên đại học có bằng cấp tiến sĩ, phó tiến sĩ hẳn hoi vẫn phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập mà toàn những việc tay chân nặng nhọc, vất vả.
Năm 1993, nửa đêm xuống ga Sài Gòn tôi còn chưa kịp bình tâm hít thở, ngắm nhìn thành phố thì một chiếc xích lô đã từ đâu chạy tới, to giọng hỏi: “Cậu về đâu?”.
“Đại học Bách khoa Sài Gòn ạ”, tôi đáp.
“Xin mời cậu lên xe!”
“Mấy nghìn ạ?”
“Cậu đưa bao nhiêu cũng được”, bác xích lô vui vẻ nói.
Dọc đường cả hai chuyện trò rôm rả, nghe giọng bác xích lô tôi cứ ngờ ngợ trong lòng, hình như mình đã gặp ở đâu rồi thì phải?

Ngẫm nghĩ mãi một lúc lâu, tôi giật mình thảng thốt: “Thôi chết rồi, thầy Hùng dạy vẽ kỹ thuật ở Đại học Bách khoa đây mà”. Nghe tin thầy mới chuyển vào dạy Đại học Bách Khoa Sài Gòn mới được vài năm, chẳng lẽ thầy lại bỏ nghề dạy học đi đạp xích lô, hay ban ngày thầy đi dạy rồi ban đêm đạp xe kiếm thêm? Nhưng thiếu gì việc làm thêm phù hợp với trình độ phó tiến sĩ mà thầy lại đi làm cái nghề dành cho người ít học này?
Những trăn trở ấy khiến tôi không kìm lòng được, ậm ừ định hỏi thầy. Hình như thầy cũng bắt đầu nhận ra tôi là một trong những sinh viên “quậy” nhất trường thời ấy.
“Thầy là thầy Hùng phải không ạ?”
“Còn cậu là... Xuân thi sĩ?”.
Xe phanh kít lại, thầy trò tôi nhảy xuống đất ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng, vừa mừng vừa tủi...
“Sao thầy lại ra nông nỗi này?”
“Nông não nào cơ? Mình đang lao động chân chính đấy chứ!”
“Nhưng việc này không phải dành cho thầy”
“Ngoài giờ lên lớp mình cũng là một công dân bình thường thôi. Nào, mời cậu lên xe cho mình làm nốt bổn phận một bác tài nhé”
“Không được, bây giờ thầy ngồi để em đạp cho”.
Cứ thấy thầy trò chúng tôi đứng giữa đường, dùng dằng đến mấy phút, chẳng ai chịu nhường ai, ai cũng tranh phần mình đạp để người kia ngồi với đống lý lẽ đầy thuyết phục. Cuối cùng cực chẳng đã tôi đành phải làm mạnh dang tay bế bổng thầy đặt lên ghế rồi nhanh chân nhảy phốc lên yên xe “nhấn ga” đạp thẳng. Thầy Hùng chưa kịp định thần lại thì chiếc xe xích lô đã chạy bon bon trên đường.
May mắn thay thầy trò tôi về cùng một địa chỉ. Tôi vào trường để làm đề tài, thầy thì chạy cuốc xe chót đêm. Mấy trăm mét còn lại, thầy trò tôi rôm rả nhắc lại những kỷ niệm một thời Hà Nội. Tôi đạp, thầy ngồi, một già, một trẻ, lòng nhẹ nhàng, sung sướng, thảnh thơi. Sài Gòn đêm cuối thu, trời se se lạnh mà thầy trò tôi ai nấy đều cảm thấy ấm áp vô cùng.
Xem thêm: Trả nợ cho em trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Lúc biết tin mẹ bán đất lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi không bất ngờ nhưng cảm thấy rất buồn, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến mẹ ngỡ ngàng…
Cuộc đời suy cho cùng cũng chỉ là quan trọng, chỉ có tìm thấy ý nghĩa của sinh mệnh, tâm thảnh thơi, an nhiên nhìn cuộc đời mới là thứ hạnh phúc đích thực.
Vì thấy tôi nuôi dạy con gái như công chúa mà cả nhà chồng hùa vào mắng chửi, chị chồng còn nói một câu xúc phạm khiến tôi không tin nổi vào tai mình.
Tin liên quan
Người tài giỏi luôn là người khiêm tốn, biết chừng mực. Trong khi kẻ hèn kém lại thích phô trương, làm màu, thích "ngồi lên đầu" người khác.
Lời cổ nhân xưa nay vẫn có giá trị nhất định, thậm chí có những quan điểm vẫn còn áp dụng được đến hôm nay.
Cổ nhân khuyên hậu thế các đời sau, việc gì cũng có thể chần chừ trừ báo hiếu cha mẹ và giữ gìn sức khỏe.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.