Trả nợ cho em trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Lúc biết tin mẹ bán đất lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi không bất ngờ nhưng cảm thấy rất buồn, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến mẹ ngỡ ngàng…

Tốt nghiệp cấp 3 tôi không tiếp tục học lên đại học mà đi làm. Bố mẹ cũng khuyên tôi nên đi làm để kiếm tiền phụ ông bà nuôi em trai ăn học. Từ đó, đều đặn mỗi tháng tôi gửi về cho ông bà 2/3 tiền lương. Áp lực công việc, tiền bạc khiến tôi mệt nhoài, nhiều lần muốn buông xuôi, nhất là những khi chưa tới ngày nhận lương mà mẹ đã gọi điện hỏi tiền dồn dập.
Nuôi em trai học đại học xong tôi cũng đã ngoài 30 tuổi. Năm ngoái tôi gặp và yêu một người đàn ông góa vợ. Chúng tôi xây một căn nhà nhỏ, sống như vợ chồng với nhau nhưng không tổ chức đám cưới.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu em trai tôi biết tu chí làm ăn, đỡ đần bố mẹ. Nó ham cờ bạc qua mạng, thua lỗ cả trăm triệu. Không xoay xở được, bị người ta đòi nợ, nó đành về nhà báo bố mẹ trả giúp. Bố mẹ tôi già rồi, tiền đâu mà trả nợ cho nó, thế là họ lại đến nhờ vả vợ chồng tôi. Thấy vợ khổ tâm, chồng thương vợ không nỡ nên lấy tiền tiết kiệm của cả hai ra đưa cho bố mẹ mang về trả nợ cho em trai.
Hiện tại tôi đang bầu được 5 tháng. Chồng tôi làm công trình nhiều năm nên cũng dư dả được chút ít. Tuần trước vợ chồng tôi còn dự định lấy tiền tiết kiệm mua một con bán tải để chồng chạy kiếm thêm thu nhập nuôi con. Nào ngờ…

Hôm rồi tôi về nhà bố mẹ ăn cơm. Vừa bưng bát cơm, chưa kịp ăn thì mẹ tôi rầu rĩ nói: “Chắc bố mẹ sẽ bán đất để trả nợ cho thằng Út. Nó lại báo nợ 300 triệu nữa, giờ chỉ còn mỗi cách đó thôi”.
Tôi hỏi, bán rồi thì bố mẹ tính ở đâu. Bố tôi nói muốn đến ở với hai vợ chồng tôi. “Dù sao con gái chăm sóc bố mẹ già yếu cũng tốt hơn con trai. Nếu không thì con cho em trai tiền trả nợ đi”, bố nhìn tôi bảo.
Tôi nghe mà chua chát trong lòng. Cả thanh xuân tôi dành hết cho gia đình, tiền bạc làm ra đều đưa hết cho bố mẹ nuôi em. Giờ có gia đình riêng tôi cũng chẳng thể thoát khỏi sự ỷ lại, dựa dẫm của bố mẹ và em trai. Hình như hai ông bà nghỉ việc lo cho em trai là trách nhiệm của tôi.
“Nếu con không có trên đời thì ai sẽ là người gánh nợ cho em trai?”, lau nước mắt tôi nói tiếp: “Mười mấy năm qua con sống vì bố mẹ và em rồi, giờ đến lúc con sống vì bản thân và gia đình nhỏ của mình rồi. Ai gây nợ thì tự đi mà trả, cũng lớn hết rồi có phải con nít nữa đâu. Bố mẹ định bao bọc em trai đến bao giờ đây?”.
Bố mẹ tôi nghe vậy thì ngỡ ngàng, buông đũa thở dài thườn thượt. Tôi đứng dậy bỏ về. Bao nhiêu tủi thân, uất ức trong lòng cứ vậy bộc phát ra thành những giọt nước mắt. Chồng tôi biết chuyện cũng tỏ ra khó chịu vô cùng. Mỗi tháng tôi đều chu cấp cho bố mẹ 3 triệu để lo ăn uống, còn em trai chỉ biết báo đời thôi vậy mà bố mẹ lại chỉ thương chiều mỗi nó, hỏi sao tôi không buồn.
Thấy tôi trăn trở cả đêm, chồng nói anh còn 250 triệu, nếu tôi cần thì cứ lấy đưa cho bố mẹ trả nợ. Nhưng tôi từ chối, lần này tôi không muốn gánh nợ cho em trai nữa. Phải để cho nó tự trưởng thành lên, nếu không nó sẽ còn báo nhà dài dài…
Xem thêm: Nuôi dạy con gái như công chúa – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Cuộc đời suy cho cùng cũng chỉ là quan trọng, chỉ có tìm thấy ý nghĩa của sinh mệnh, tâm thảnh thơi, an nhiên nhìn cuộc đời mới là thứ hạnh phúc đích thực.
Vì thấy tôi nuôi dạy con gái như công chúa mà cả nhà chồng hùa vào mắng chửi, chị chồng còn nói một câu xúc phạm khiến tôi không tin nổi vào tai mình.
Chồng tôi bắt đúng cái cụm "không thừa cửa" của ông bà thông gia, đặt ngay một cái cửa to, đẹp, hoành tráng rồi vận chuyển đến tận nhà đấy rồi đón con gái về.
Tin liên quan
Làm phụ nữ, đừng bận tâm tới việc người khác nghĩ gì về mình. Biết được mình đang sống thế nào mới là điều quan trọng nhất.
Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.
Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.