Tình làng nghĩa xóm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bố mẹ sống ở quê có ai để nương tựa hoạn nạn ngoài hàng xóm. Các con ở xa, trông cậy vào mấy đứa thì chắc ông bà già này mồ xanh cỏ từ lâu lắm rồi.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mấy tháng hè con cái được nghỉ nên tôi đưa chúng về quê ngoại chơi. Ở quê đất rộng, cây cối mát mẻ, có sân vườn chạy nhảy nên lũ trẻ thích lắm. Tôi cũng tranh thủ gác lại công việc về ở với bố mẹ vài ngày rồi gửi các con ở quê nhờ bố mẹ trông cho mấy tháng hè.

Nhưng mấy ngày ở quê tôi chẳng có lấy một giấc ngủ ngon vì cứ 5-6 giờ sáng là các bác hàng xóm đã sang uống trà, nói chuyện vang nhà. Các bác lớn tuổi, nghễnh ngãng nên chuyện gì cũng nói to. Các con tôi liên tục giật mình, tỉnh giấc.

Có hôm tôi bực quá phải ra nhắc khéo: “Các bác nói chuyện nhỏ chút ạ, cháu bé còn đang ngủ”. Thấy tôi tỏ thái độ, mấy bác nán lại chừng 5 phút rồi ra về. Bố tôi không hài lòng với cách ứng xử của tôi nên nhắc lần sau không được nói vậy nữa.

Tôi nghe xong thì tặc lưỡi: “Ở quê đúng là vô công rồi nghề. Mọi người không phải làm gì sao mà sáng sớm đã sang uống nước trà thế ạ, không cho người ta ngủ. Nhà mình bình thường không có trẻ nhỏ, chứ nhà có trẻ thì sao mà chịu nổi”.

Bố tôi nghe vậy thì lắc đầu bảo: “Tình làng nghĩa xóm cả đấy con ạ!”.

Hôm sau lại có vài bà sang buôn chuyện với mẹ tôi từ sớm. Hôm đó tôi nhớ mẹ bảo còn phải đi góp giỗ nhưng các bà chôn chân ở nhà tôi từ 6 giờ sáng đến mãi 9 giờ vẫn chưa thấy có dấu hiệu đi về. Mẹ tôi cứ nhấp nhổm nhưng không dám đứng dậy vì sợ họ tự ái. Mà cuộc nói chuyện có gì đâu, toàn chuyện lông gà vỏ tỏi. Thế mà đến tận 10 giờ mẹ tôi mới đi góp giỗ được.

Mấy ngày ở quê tôi cũng khó chịu vì  những câu chuyện trời ơi đất hỡi của các bác ấy. Có bác còn hỏi tôi: “Lương cháu cao không? Mà sao chồng con ít về thế?”. Tôi nghe mà bực mình, nói thật là tôi ghét nhất ai tò mò chuyện lương lậu, chồng con của mình. Bởi lẽ nhiều lần tôi về thăm bố mẹ một mình họ đã ác ý đồn tôi bỏ chồng. Vậy nên mấy lần thấy hàng xóm sang, tôi chỉ chào vội một câu rồi vào phòng, không tiếp chuyện với ai cả.

tinh-lang-nghia-xom-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Lần nào trước khi lên thành phố tôi cũng nhắc mẹ: “Mẹ ngủ nhiều chút, dậy sớm làm gì cho khổ. Với mẹ cũng đừng tiếp chuyện người ta nhiều quá rồi lại mang tiếng nhà mình là trung tâm buôn chuyện đấy!”.

Đã ngoài 70 nhưng ngày nào mẹ cũng lọ mọ dậy từ 5 giờ để đun nước sôi, pha trà chuẩn bị tiếp khách. Tôi bảo mẹ sao phải khổ như vậy, nước nhà ai người ấy uống, sao cứ phải dậy sớm phục vụ họ làm gì? Mẹ cười bảo: “Mẹ dậy sớm quen rồi, có mệt gì đâu. Với hàng xóm láng giềng, người ta quý mới sang nhà mình. Bố mẹ sống ở quê có ai để nương tựa hoạn nạn ngoài hàng xóm. Các con ở xa, trông cậy vào mấy đứa thì chắc ông bà già này chết lâu rồi”.

Nói xong, mẹ lại kể tiếp: “Hôm nọ, bố con lên cơn khó thở giữa đêm, mẹ phải gọi ông Mạnh hàng xóm sang hỗ trợ dùng cái máy trợ thở. Không có ông ấy giúp đỡ, mình mẹ loay hoay chắc phải cả tiếng mới xong, mà bố con làm sao chịu được. Ngày xưa con bé, bố mẹ đi vắng phải gửi con sang nhà bác ấy suốt đấy. Con ăn cơm nhà bác sấy, chơi với các con bác ấy thế mà giờ đã quên rồi à? Người ta có nói gì thì cũng là chuyện làng, chuyện xóm. Ở đây không giống thành phố đâu con".

Những lời nói ấy của mẹ khiến tôi giật mình. Đúng là nhiều năm nay tôi chỉ về quê những dịp đặc biệt, đôi khi chưa kịp quen nhịp sống của làng quê thì đã về lại thành phố. Bố mẹ đã sống ở đây cả đời, quen với việc hàng xóm ghé thăm, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày. Bố mẹ lớn tuổi, con cái ở xa, nhiều khi đau ốm bệnh tật đúng là nếu không có hàng xóm láng giềng giúp đỡ thì chẳng biết phải xử lý thế nào.

Sáng hôm sau, mấy bác hàng xóm lại ghé sang uống nước trà, tôi lại nghe tiếng cười nói rôm rả. Lần này, thay vì cảm thấy khó chịu, tôi thử ngồi lặng lẽ để quan sát. Và tôi nhận ra rằng, những cuộc gặp gỡ này mang lại niềm vui lớn lao cho bố mẹ tôi.

Xem thêm: Người mẹ thầm lặng mang tên “bà ngoại” – Câu chuyện nhân văn xúc động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Biết tin tôi bán mảnh đất vườn, anh Tư hùng hổ chở mẹ đến yêu cầu tôi chia tiền. Nhìn mẹ một mực tin tưởng, yêu thương anh Tư mà tôi chua xót đến tột cùng…

Mảnh đất vườn – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Như cảm nhận được sợi dây kết chặt tình thân, con trai tôi mỉm cười, trong trẻo đáp lời: “Mai này bà ngoại già yếu, con sẽ chăm sóc ngoại như ngoại đã chăm sóc con!”.

Người mẹ thầm lặng mang tên “bà ngoại” – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Tin liên quan

Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!

Trí tuệ cổ nhân: Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn giận là bản lĩnh
0 Bình luận

Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.

Cổ nhân nói: Phúc thọ sẽ về khi ta làm tốt những điều này
0 Bình luận

Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.

Cổ nhân nói: Muốn thấu bản chất người quân tử hay kẻ tiểu nhân, hãy quan sát 1 điểm này
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 21 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất