Người mẹ thầm lặng mang tên “bà ngoại” – Câu chuyện nhân văn xúc động
Như cảm nhận được sợi dây kết chặt tình thân, con trai tôi mỉm cười, trong trẻo đáp lời: “Mai này bà ngoại già yếu, con sẽ chăm sóc ngoại như ngoại đã chăm sóc con!”.

Cậu con trai đang mải mê chơi ngoài sân chợt chạy thật nhanh vào bếp đi tìm ngoại bởi mùi cơm gạo mới trên bếp củi đang tỏa khắp gian nhà. Con trai cười thỏa chí khi được nếm miếng cơm cháy giòn rụm, đôi mắt nhắm tít, hớn hở nói: “Cảm ơn mẹ ngoại”.
Mẹ ngoại! Đó là cách con trai tôi gọi bà ngoại kể từ ngày bập bẹ cất tiếng. Nếu không có bà ngoại có lẽ quá trình làm mẹ của tôi đã không được vuông tròn, thuận lợi đến thế.
Suốt khoảng thời gian thai kỳ, chồng tôi thường không có nhà do bận công việc, mẹ chính là người luôn ở bên chăm lo cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ. Mẹ đồng hành cùng tôi từ những cơn ốm nghén vật vã cho tới những đêm khăn gói vào viện để truyền dịch dưỡng thai. Nhiều đêm tôi thức giấc thấy mẹ ngồi bên ôm chặt đôi chân gầy gò của tôi, đôi mắt ướt đẫm vì xót xa. So với nhiều người mẹ khác, hành trình sinh con của tôi gian nan vất vả hơn nhiều.
Nhiều đêm mẹ thức trắng khi thấy tôi bị cơn nghén hành vật vã. Bàn tay chai sần của mẹ cố gắng xoa bóp cho tôi dễ chịu hơn. Những lần thấy tôi ngất đi vì kiệt sức, mẹ lại xót xa: “Thằng bé này mà chào đời bà sẽ đánh vào mông một cái thật đau vì cái tội hành mẹ nhé!”.

Ấy vậy mà khi bế đứa cháu đỏ hỏn vào lòng, ngắn nhìn gương mặt ngây thơ, mẹ lại hạnh phúc thốt lên: “Vượt qua bao vất vả giờ đổi lại được cục cưng này cũng thật xứng đáng”.
Cũng từ đó mẹ không có giây phút nào được nghỉ ngơi. Từ sớm tinh mơ đến sập tối, mẹ luôn kề cạnh chăm sóc cháu. Bên cạnh con luôn có dáng bà ngoại tần tảo tắm nắng, xông hơ, ầu ơ ru ngủ. Những lúc con bệnh, quấy khóc luôn có bà ngoại lo lắng dõi theo. Ngoại vui khi con khỏe mạnh nô đùa, ngoại bỏ ăn khi thấy con khóc quấy đòi cha.
Giờ đây, con lớn lên mỗi ngày, mái tóc của bà ngoại cũng ngày càng bạc trắng, đôi tay càng thêm nhăn nheo, run rẩy. Đôi mắt chất chứa yêu thương của bà ngoại cũng ngày một mờ dần. Cũng vì thế mà ngoại chơi đùa, chăm sóc con ngày một khó khăn hơn. Nhưng không vì thế mà tình yêu thương bà ngoại dành cho con ít đi.
Những lúc mỏi mệt vì cuộc sống, tôi rơi nước mắt vì thiếu vắng bóng người bạn đời bên cạnh, mẹ lại ôm chặt tôi và con trai tôi vào lòng để xoa dịu bớt tủi hờn. Mẹ lau nước mắt cho tôi, tôi lại đưa tay lau dòng nước mắt cho con trai, giọng nhỏ nhẹ bảo con: “Con là đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời khi có 2 người mẹ luôn ở bên yêu thương”.
Như cảm nhận được sợi dây kết chặt tình thân, con trai tôi mỉm cười, trong trẻo đáp lời: “Mai này bà ngoại già yếu, con sẽ chăm sóc ngoại như ngoại đã chăm sóc con!”.
Xem thêm: Vợ đòi tôi nộp hết tiền lương – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Đây là câu chuyện thú vị về thị vệ dũng cảm xả thân cứu Càn Long khỏi bầy sói hung dữ và phần thưởng bất ngờ từ nhà vua.
Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều tình yêu thương của mẹ chồng. Mỗi miếng thịt, cọng rau đều chan chứa sự quan tâm, chăm sóc.
Cưới vợ được 6 tháng tôi nhận ra sai lầm của mình là không thỏa thuận vấn đề tài chính trước hôn nhân để bây giờ hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung.
Tin liên quan
Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.
Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.
Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.