Tặng nhà cho em họ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Khi dọn về nhà mới, mẹ nói với chị em tôi rằng bà sẽ lập di chúc tặng căn nhà này cho me họ tôi. Dù hơi bất ngờ nhưng chị em đôi đều đồng ý với quyết định của mẹ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

16 năm trước, cha tôi đang làm việc tại công trường thì bất ngờ ngất xỉu. Sau khi khám các bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư. Để cứu cha, mẹ phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền nhưng mãi vẫn không đủ. Cuối cùng mẹ đành ngậm ngùi bán đi căn nhà đang ở.

Gom góp được hơn 400 triệu, mẹ lo liệu cho cha làm hóa trị. Nhưng ông trời không thương xót gia đình tôi, tế bào ung thư của cha bất ngờ di căn. Sau 3 tháng điều trị, cha tôi qua đời vì bệnh tình trở nặng.

Sau khi bán nhà, mẹ dẫn 3 mẹ con tôi về nội ở. Nhưng bà nội liên tục gây khó dễ, đuổi 3 mẹ con tôi ra khỏi nhà. Ban đầu, mẹ tôi dự định thuê nhà trên thị trấn, nhưng số tiền ít ỏi còn lại sau đám tang cha không đủ để trang trải cuộc sống của 3 mẹ con. Hơn nữa, mẹ tôi đã lớn tuổi, lại không học hành đến nơi đến chốn nên không xin được việc làm. Biết được hoàn cảnh gia đình tôi, cậu tôi sống ở huyện đã đến đón 3 mẹ con tôi về nhà. Cậu cho mẹ con chúng tôi mượn căn nhà cũ để ở, tiền nước, tiền điện không lấy của chúng tôi một đồng.

Mẹ tôi muốn đưa chút tiền cho cậu nhưng bị cậu dứt khoát từ chối: "Chúng ta là người một nhà, không cần phải khách sáo như vậy!".

Mẹ tôi luôn muốn báo đáp ân tình của cậu nên thỉnh thoảng mẹ sẽ bảo chị em tôi mang trứng gà, rau củ, trái cây cho cậu. Vào những dịp lễ Tết mẹ cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa tươm tất, nấu nhiều món ngon để đón cậu mợ về.

tang-nha-cho-em-ho-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Sau này ông bà ngoại lần lượt lâm bệnh nằm liệt giường, cậu mợ bận rộn với công việc nên mẹ tôi đứng ra chăm sóc ông bà đến khi họ qua đời. Trong suốt thời gian đó, cậu mợ không phải nhọc lòng lo lắng gì, bởi mọi việc nặng nhọc đều do một tay mẹ tôi làm hết. Đặc biệt vất vả là những năm cuối đời bà ngoại bị lẫn, liệt nửa người, vệ sinh cá nhân không tự chủ được. Mẹ tôi vì chăm sóc bà bạc trắng cả đầu.

6 năm trước, hai chị em tôi lần lượt kết hôn, ổn định cuộc sống  trên thành phố, chúng tôi muốn đón mẹ lên ở cùng để tiện chăm sóc nhưng mẹ từ chối. Mẹ bảo muốn ở lại thay cậu tôi trông nom căn nhà cũ và mảnh đất ấy.

Năm ngoái, có dự án đường được thực hiện, ngôi nhà và một phần đất của cậu tôi nằm trong diện giải tỏa. Vì cậu đã chuyển hộ khẩu lên thành phố nên tiền đền bù được chuyển cho mẹ tôi. Tổng số tiền bồi thường là 2,6 tỷ.

Nhận được số tiền bồi thường, mẹ liền gọi điện bảo cậu ra ngân hàng làm thủ tục nhận tiền, nhưng cậu tôi nhất quyết từ chối, cậu nói căn nhà này từ lâu đã là nhà của mẹ tôi. Hơn nữa, cậu còn nói rằng mẹ tôi đã hết lòng chăm sóc ông bà ngoại đến lúc nhắm mắt xuôi tay, vậy nên việc nhận số tiền này càng hợp tình hợp lý.

Mẹ tôi vẫn kiên quyết muốn chia cho cậu một phần. Cuối cùng, để mẹ an lòng, cậu đề nghị mẹ tôi dùng 2 tỷ mua một căn nhà khác, 600 triệu còn lại thì cậu sẽ cầm 100 triệu, còn lại 500 triệu để mẹ tôi gửi ngân hàng lấy tiền lãi chi tiêu hàng tháng.

Tuy nhiên, 100 triệu đó, sau này cậu lại mua đủ ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa đến bàn ghế giường tủ cho mẹ tôi ở nhà mới, bảo là quà tân gia, thế là coi như cậu không lấy một đồng nào.

Cách đây 4 tháng, mẹ tôi đã mua được một ngôi nhà nhỏ trong ngõ trên huyện, cũng gần nhà cậu mợ. Mẹ tôi nói với 2 chị em tôi rằng căn nhà này mặc dù đứng tên mẹ, nhưng sau này mẹ sẽ lập di chúc để lại cho em họ - con trai lớn của cậu và dặn 2 chị em tôi không được tranh giành với em ấy. Tôi và em gái đều đồng ý với quyết định tặng nhà cho con cậu này của mẹ. Bởi vì nếu năm xưa không có cậu cưu mang, đối xử tốt với 3 mẹ con thì chúng tôi đã chẳng có cuộc sống như bây giờ.

Xem thêm: Làm phúc phải tội – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Chúng ta còn ở gần ba mẹ được bao lâu nữa?”, một người thầy hỏi các học trò của mình. Câu trả lời của thầy ngay sau đấy đã khiến bọn trẻ không ngừng rơi nước mắt.

Không thương ba mẹ mình thì thương ai? – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chị dâu nhờ tôi trông hộ con, đến khi thấy 1 nốt muỗi đốt trên chân bé thì tức giận bảo tôi là đứa “nhân cách có vấn đề”. Đang yên lành tự nhiên đi làm phúc để rồi phải tội!

Làm phúc phải tội – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Anh chưa từng nghĩ rằng lần ghé thăm ân nhân giúp người bố đã khuất lại giúp anh tìm được gia đình mới, nơi anh có mẹ, có cha, có trọn vẹn tình yêu thương chưa một lần biết đến.

Mảnh ghép gia đình – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Tin liên quan

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, chứng tỏ vận xui sắp đến gần, để ý xem xung quang bạn có ai không nhé!

Cổ nhân nói: Người sắp gặp xui xẻo thường có 3 điềm báo trước
0 Bình luận

Cổ nhân thường nói, tính khí và vận may giống như chiếc bập bênh, một đầu nổi lên, một đầu rơi xuống. Muốn giữ phước lành trước hết phải cân bằng tính khí, kiềm chế cơn nóng giận.

Cổ nhân dặn: Nếu biết kiềm chế tính khí thì sẽ giữa được phúc báo
0 Bình luận

Cổ nhân đúc kết, nuôi con trai thì dưỡng ba khí, nuôi con gái dưỡng ba dung. Vậy, "ba khí" và "ba dung" mà cổ nhân nhắc đến là gì?

Cổ nhân dạy cách nuôi con: 'Con trai dưỡng ba khí, con gái dưỡng 3 dung', lớn lên ắt thành tài
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất