Sự hy sinh của ông tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cả đời ông tôi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu, đến khi về già cũng chọn cách hy sinh để con cái không phải lo cho mình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi tôi lên 1, bà nội tôi qua đời, khi ấy ông tôi 75 tuổi. Cả nhà tôi ai nấy đều lo cho ông vì nhiều lẽ. Một là ông bà tôi vốn quấn quýt nhau, nay thiếu bà ông sẽ buồn và cô đơn lắm. Hơn thế, ở quê ông chỉ còn lại một mình, ai sẽ hàng ngày chăm sóc, bầu bạn với ông?

Thế là bố mẹ tôi bàn với nhau đón ông nội lên thành phố. Hiềm nỗi nhà tôi khá nhỏ, 4 người trong gia đình ở còn thấy chật chội, giờ ông nội vốn quen không gian rộng rãi dưới quê nếu lên sống sẽ không tránh khỏi cảm giác bí bách, khó chịu. Cô tôi, em gái của bố, khi ấy vừa mới sinh con được 2 tháng, cũng đề nghị được đón ông lên phụng dưỡng nhưng ông từ chối cả hai. Với nhà tôi, ông nói là không muốn con cháu vì ông mà sống bất tiện. Còn với cô tôi, ông nói là để cô tôi tập trung chăm con nhỏ, giờ có ông lên lại vướng tay vướng chân.

Rốt cuộc ông nội vẫn ở quê một mình. Quê tôi cách thành phố không quá xa, nhưng cũng phải mất 2-3 tiếng đi ô tô nên không phải tuần nào con cháu cũng sắp xếp được thời gian về quê thăm ông được. Ông nội biết thế nên cũng không lấy làm buồn hay trách hờn gì, thậm chí ông còn dặn dò con cháu không cần về nhiều. “Tôi tự chăm lo cho mình được, anh chị không việc gì phải về nhiều, cứ tập trung làm việc, chăm con cho tốt là được”, ông nói với bố mẹ và cô tôi như thế.

Ông tôi là thế, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho người khác và không muốn phiền hà đến ai, kể cả ruột thịt của mình. Nhớ có lần, đột nhiên bố tôi nhận được điện thoại của bệnh viện báo tin ông đang chuẩn bị phẫu thuật, cần có người nhà ký giấy. Cả nhà tôi ai nấy đều sợ đến rụng rời tay chân, tưởng ông bị tai nạn cần cấp cứu gấp Nào ngờ đến nơi thì thấy ông vẫn cười tươi, nói chuyện rôm rả, Thì ra trước đó ông bị đau chân, thấy không ổn nên ông tự bắt xe lên viện tỉnh khám. Đến nơi thì bác sĩ nói ông cần thay khớp gối thế là ông nhập viện làm phẫu thuật luôn.

Bác sĩ bảo ông có một mình không thể làm phẫu thuật được, cần có người nhà ký giấy, ông tôi nghe vậy mới đành phải cho số điện thoại để bệnh viện liên lạc với bố tôi. Bố tôi vào viện liền trách ông việc lớn như thế mà cứ âm thầm làm một mình, chẳng nói gì với ai. Ông nội nghe xong thì cười bảo: “Trời, có chuyện gì đâu. Bố thấy tự mình làm được nên không muốn phiền con cháu. Chỉ là thay khớp gối thôi mà. Bố báo tin các con lại lo, rồi lại phải nghỉ làm, nghỉ học, nên thôi để tự bố làm còn hơn. Với cả không phải không nói mà là bố định sau khi chữa xong thì sẽ báo các con sau”.

su-hy-sinh-cua-ong-toi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Phẫu thuật xong, nằm viện vài hôm ông tôi lại đòi về quê, khẳng định tự mình chăm sóc bản thân được. Bố tôi biết tính ông nên chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, đồng ý để ông về quê, còn bố thì xin nghỉ làm vài hôm để về quê chăm ông đến khi ông khỏe hẳn.

Cách đây 2 tháng, trong một lần hiếm hoi ông tôi chủ động gọi điện khiến cả nhà ngạc nhiên vô cùng. Bố tôi nhấc máy trong lo lắng thì nghe ông bảo là ông tìm được một viện dưỡng lão khá phù hợp, hôm nào về bố cùng ông đi xem qua. Ông bảo là chủ động tìm trước để sau này ông yếu, không tự chăm sóc bản thân được thì vào viện dưỡng lão ở. Ông nói đã tích góp được một số tiền, đủ để ông sống trong viện đến lúc qua đời, không cần các con phải mệt nhọc góp tiền cho ông.

Trước sự kiên quyết và chủ động lo cho tuổi già của ông tôi, cả bố mẹ và cô tôi đều rất buồn và áy náy vì thấy như mình là những đứa con bất hiếu, không lo được cho người bố già. Nhưng ông nội tôi gạt đi, nói đây là lựa chọn của ông, là chính ông muốn thế. Ông không muốn trở thành gánh nặng của các con với cả ở viện dưỡng lão ông sẽ được người có chuyên môn chăm sóc, có bạn bè để bầu bạn nên tinh thần cũng vui vẻ, thoải mái hơn.

Cả đời ông tôi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu, đến khi về già cũng chọn cách hy sinh để con cái không phải lo cho mình…

Xem thêm: Được voi đòi tiên - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Một từ biết ơn làm sao đủ để nói về chị dâu tôi, người đã dành cả cuộc đời, hy sinh tuổi xuân của mình để chờ chồng, chăm sóc cha mẹ chồng và nuôi các em chồng khôn lớn trưởng thành.

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Những gì Duyên và Hải nhận lại hôm nay là ác giả ác báo, đó là những gì họ phải trả cho hành động phản bội xấu xa ngày trước.

Ác giả ác báo – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Bà Mi ngồi giữa mâm cơm đám giỗ đầy đủ con cái, dâu rể mà lòng thấy lạc lõng đến lạnh người. Ai cũng vui với hạnh phúc riêng của mình, chỉ có người mẹ già cô đơn, buồn bã.

Đám giỗ bố  - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Những người có lòng tham thì lúc nào cũng thích lợi dụng người khác. Đối với họ, tình bạn chẳng là gì cả. Vì thế cổ nhân mới dặn phải tránh bằng mọi giá.

Cổ nhân dặn: 4 loại người phải 'giữ cửa', mời vào nhà y rằng gặp họa
0 Bình luận

Sống ở đời nên nhớ, tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có.

Cổ nhân dạy: Chớ chiều lòng kẻ không biết điều, đừng rộng lượng với người vô ơn
0 Bình luận

Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".

Cổ nhân dặn: Kẻ đại trí '2 không hỏi, 3 không tranh'
0 Bình luận


Bài mới

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Đề xuất