Nhà cho con rồi chị ở đâu? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Trước khi quyết định chuyển nhượng hết tài sản, đất đai cho con thì hãy suy nghĩ kỹ nhà cho con rồi thì bản thân mình sẽ ở đâu? Đừng đẩy bản thân vào thế bị động rồi chật vật, khốn khổ lúc cuối đời.

Diệu Nguyễn
11:20 13/06/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây ít ngày, có một chị dẫn con gái và con rể đến phòng công chứng của tôi để làm hợp đồng sang tên nhà đất cho con gái và con rể.

Tôi hỏi chị: “Nhà cho con rồi chị ở đâu?”

Chị nghe vậy thì cười nói: “Tôi cho chúng rồi thì chúng phải có trách nhiệm nuôi tôi chứ. Với cả tôi cũng sẽ ở trong nhà mình đến khi nào tôi chết đi”.

Tôi nghe chị nói vậy thì nhẹ giọng giải thích: “Chị tặng nhà cho con thì nghĩa là chị hết quyền với tài sản đó. Thế sao chị không làm di chúc?”.

Mới nghe tôi nói đến hai từ “di chúc”, người con rể đã “bật” luôn: “Mẹ cháu bảo cho thì cô cứ làm đi, nhiều chuyện thế!”.

Thấy thái độ của người con rể, tôi thầm nghĩ chắc chữ hiếu cũng chẳng được mấy, nên tôi nghĩ cách giúp chị, nhẹ nhàng nói tiếp: “Cũng được thôi, vậy các cháu về mang giấy kết hôn và giấy khai sinh đến để cô làm cho”.

Khi chúng vừa đi, chị thở dài tâm sự với tôi: “Thằng con rể nhà tôi nó ghê lắm chị ạ, con gái tôi nghe nó răm rắp. Nói thật tôi chẳng muốn đâu nhưng chúng nó cứ ép tôi phải sang tên nhà, rồi chúng nó sẽ nuôi tôi khi già. Tôi cũng sợ cho nó rồi, nó bán mất, xong lại bỏ con gái mình…”.

Nha-cho-con-roi-chi-o-dau-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Thấy chị lo nhiều quá, tôi động viên: “Chị yên tâm, tôi sẽ giúp chị mà chúng không thể trách chị đâu”.

Một lúc sau con chị mang giấy tờ đến, tôi săm soi, bới lông tìm vết trên giấy tờ, rồi tôi nói một câu xanh rờn: “Giấy kết hôn của cháu không hợp lệ vì không ghi khớp ngày khai sinh đây này. Như thế này không thể làm giấy sang tên được. Nếu cố tình làm mà giấy tờ không chứng minh được có quan hệ huyết thống thì sẽ mất 10% tiền thuế đấy!”.

Nghe tôi nói thế, các con chị hết hùng hổ, lúc này tôi mới ôn tồn nói: “Hay chị làm di chúc đi, như vậy khi chị mất đi các con cũng sẽ hưởng được toàn bộ tài sản mà không ai tranh giành cả”.

Nghe nói vậy các con chị cũng đỡ căng thẳng với chị hơn. Sau đó cả nhà đồng ý làm giấy di chúc.  Khi chị vừa ký di chúc xong, tôi lại giải thích thêm một lần nữa với ý định dặn các con chị: “Di chúc chỉ có hiệu lực khi chị chết, khi chị còn sống chị có thể thay đổi ý nguyện bất cứ lúc nào. Với cả luật thừa kế cũng quy định là những người được thừa kế có thể bị truất quyền nếu có hành vi ngược đãi với người để lại tài sản thừa kế”.

Sáng hôm sau chị lại đến văn phòng tìm tôi, vừa gặp tôi chị đã vui mừng cảm ơn vì tôi đã giúp chị “gỡ một bàn thua” trông thấy.

Sưu tầm

Xem thêm: Bài học cuối cùng – Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận