Người xưa nói “Tắm nước giờ Ngọ dịch khí bất xâm”, tại sao lại như vậy?

Người xưa nói “Tắm nước giờ Ngọ dịch khí bất xâm”, có thể giúp chuyển đổi vận mệnh chiêu mời tài lộc, điều này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Diệu Nguyễn
07:30 02/04/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tương truyền rằng nếu tắm tắm nước giờ ngọ vào buổi trưa ngày 5 tháng 5 âm lịch thì sẽ có một năm “dịch khí bất xâm”. Bởi theo người xưa nói thì tết Đoan Ngọ chính là ngày dương khí thịnh nhất năm, mà giờ ngọ lại là giờ mà dương khí thịnh nhất trong ngày. Nên nếu lấy nước vào giờ này có thể nói là “cực dương thủy” – nước cực dương. Loại nước này thuần tịnh lại bền lâu bất hoại, khi sử dụng để pha trà hoặc nấu rượu sẽ có vị thơm đặc biệt, còn nếu đem sử dụng để đúc kiếm thì kiếm sẽ trở nên sắc bén và bền chắc.

Công hiệu của “nước giờ Ngọ” theo lời người xưa nói

Trong tác phẩm “Tỏa Toái Lục” của Ôn Cách thời nhà Tống, có ghi: “Lấy nước ngầm trong giếng để tắm vào giờ ngọ ngày 5/5, thì một năm dịch khí bất xâm”.

Ngoài ra, tục ngữ dân gian Đài Loan có câu: “Ngọ thời thuỷ ẩm nhất chuỷ, giảo hiệu hảo bổ dược ước cật tam niên”, có nghĩa là uống một ngụm nước giờ ngọ tốt hơn là 3 năm uống thuốc bổ.

Nguoi-xua-noi-Tam-nuoc-gio-Ngo-dich-khi-bat-xam-tai-sao-3

Lý Thời Trân đã đề cập trong “Bản thảo cương mục” ở phần “Kim môn ký” rằng: “Vào giờ Ngọ ngày 5/5 có mưa, thì nhanh chóng chặt lấy thân tre, trong đó tất có nước thần trúc lịch, sẽ được sử dụng như một vị thuốc”.

Ở một số nơi người ta còn tin rằng việc rửa hoặc uống loại nước này có thể giúp xua tà tránh dữ, giải nhiệt, tránh được dịch bệnh. Thậm chí, nước giờ Ngọ còn được dùng để làm hoàn đan trị mụn nhọt, sốt rét, vết thương do kim khí và bách trùng cổ độc gây ra.

Cách dự trữ “nước giờ ngọ”

Nước giờ ngọ chỉ có thể được lấy vào giờ ngọ của Tết đoan ngọ. Nếu bạn bỏ lỡ dịp này thì phải đợi tới năm sau. Vì thế, muốn dự trữ được nước thì phải chú ý chuẩn bị từ sớm.

Cụ thể, từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều trong tết Đoan ngọ, bạn có thể lấy nước từ giếng hoặc sông rồi cho vào bình để bảo quản, để một thời gian dài cũng không làm nước bị biến chất, bốc mùi hôi khó chịu.

Nguoi-xua-noi-Tam-nuoc-gio-Ngo-dich-khi-bat-xam-tai-sao-2

Người xưa nói, “Nước giờ ngọ” tốt nhất là lấy từ suối tự nhiên hoặc nước giếng không bị ô nhiễm. Muốn bảo quản tốt thì nên dùng đồ sứ để đựng. Nếu không thuận tiện để tìm nước suối ngoài trời, hoặc cũng có thể lấy nước từ vòi và phơi dưới nắng trong 1 đến 2 giờ. Hoặc nếu muốn dùng “nước giờ Ngọ” trong một thời gian dài thì nên đậy kín nó và đặt vào nơi thoáng mát.

Cách sử dụng “nước giờ ngọ”

1. Dùng nước giò ngọ để tắm gội làm sạch cơ thể, như vậy sẽ có một năm “dịch khí bất xâm”.

2. Nước giờ ngọ nếu đem rửa mặt có thể làm sáng mắt. Người xưa nói: “Rửa mắt nước giờ Ngọ, sáng như mắt quạ đen”, điều đó có nghĩa là rửa mắt bằng nước giờ ngọ gần như có thể giúp cải thiện thị lực của bạn.

3. Pha trà hoặc nấu rượu sẽ cho ra vị thơm dịu và ngon miệng.

Nguoi-xua-noi-Tam-nuoc-gio-Ngo-dich-khi-bat-xam-tai-sao-4

4. Sau khi tham dự đám tang, bạn có thể dùng nước giờ ngọ tắm để làm sạch cơ thể.

5. Người bị thương thử (sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt) hoặc sốt, không thích hợp để dùng nước này, bạn cũng có thể uống nó sau khi đã đun sôi.

Sau khi đọc xong tác dụng và phương pháp sử dụng của “nước giờ Ngọ”, bạn cũng đừng quên thử lưu lại “nước giờ Ngọ” và trải nghiệm “Phương pháp bí truyền” mà tổ tiên đã truyền lại.

Xem thêm: “Khi hoa tre nở hãy dọn nhà ngay”, câu nói này của người xưa mang hàm ý gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận