Muốn sống lâu trăm tuổi phải nhớ lấy hai từ “Tiết chế”
Nhân sinh có độ, chín quá hóa ngẫu, cái gì quá cũng không tốt, cốt là ở chừng mực. Vì thế, muốn sống lâu vẫn minh mẫn, khỏe mạnh thì nhớ lấy 2 từ “tiết chế”.
Mọi người nên hiểu rõ một điều rằng “sống lâu” và “sống lâu một cách khỏe mạnh” là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Nếu chỉ sống lâu mà sống trong bệnh tật, dày vò thì sống cũng bằng không. Chỉ khi có đầy đủ sức khỏe và sự minh mẫn thì tuổi mà mới được xem là viên mãn. Muốn sống lâu trăm tuổi mà vẫn khỏe thì thì chúng ta cần tiết chế một số điều dưới đây:
Tiết chế ăn uống
Trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” – một tài liệu y học cổ của Trung Quốc có viết: “Thượng cổ chi nhân kỳ tri đạo giả, pháp vu âm dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, cố năng hình dư thần câu, tận trung kỳ thiên niên." Đại ý muốn nói, ngay từ xa xưa con người đã biết “thực ẩm hữu tiết” – ăn uống có chừng mực, điều độ để giữ cho sức khỏe được ổn định.
Việc ăn uống một cách vô tội vạ, ăn không chừng mực có thể gây hại nghiêm trọng cho dạ dày. Mà trong y học cổ truyền có ghi “Lá lách và dạ dày là nền tảng của cơ thể, là nguồn gốc của khí huyết sinh hóa”. Vì thế, nếu lá lách, dạ dày bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trị khí huyết bị thiếu hụt. Từ đó mà bệnh tật sinh ra, sức khỏe cũng ngày càng suy kiệt.
Hiện nay, do cuộc sống đủ đầy mà nhiều người không biết cách tiết chế đồ ăn thức uống hằng ngày, ăn quá nhiều chất bổ dẫn đến dư thừa. Dục tốc thì bất đạt, cái gì quá cũng không tốt. Vì thế, để bảo vệ tốt hệ thống tiêu hóa, giữa được sức khỏe ổn định, không bị bệnh tật thì ta cần biết cách tiết chế, kiểm soát chế độ ăn hằng ngày của mình. Không nên ăn quá bổ, cũng không nên ăn quá thiếu chất dinh dưỡng, chỉ có chế độ ăn cân bằng thì mới giúp bạn có đủ năng lượng và tận hưởng cuộc sống lâu dài.
Tiết chế cảm xúc
Y học cổ truyền cho rằng, ngọn nguồn của bách bệnh đều đến từ tâm bệnh. Cụ thể, “ Phẫn nộ tổn thương gan, phấn khích tổn thương tâm, tương tư tổn thương lách, ưu phiền tổn thương phổi, lo âu tổn thương thận.".
Gia Cát Lượng cũng từng nói: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tịnh vô dĩ chí viễn", đại ý không điềm đạm thì khó mà tỉnh táo thông suốt, không trầm tĩnh thì khó mà nhìn được ra xa.
Ngày nay có rất nhiều căn bệnh phát sinh từ tâm lý không ổn định, những căn bệnh này thường đến do tâm không tĩnh, quá lo âu, muộn phiền mà sinh ra đến những thiết bị y học hiện đại cũng không thể điều trị. Nhất là trong thời kỳ mạng xã hội phát triển như hiện nay, các căn bệnh như stress, trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là giới trẻ.
Phật giáo giảng “Nhìn thấu, buông bỏ, thanh tịnh, tự tại”, người sống trên đời để được bình yên, tự tại thì nên học cách buông bỏ, tiết chế cảm xúc của chính mình. Có như như thế, lòng mới mới thanh thản, tuổi thọ mới được lâu.
Đời người 10 phần thì có tới 8-9 phần không như ý, cuộc đời rất dài phiền não là điều không thể tránh khỏi, nhưng chỉ khi ta làm chủ được cảm xúc của chính mình, biết cân bằng mọi thứ xung quanh thì ta mới là người chiến thắng.
Tiết chế công việc, nghỉ ngơi hợp lý
Một người quá bận rộn hay quá nhàn rỗi cùng đều không tốt. Quá bận rộn thì cơ thể sẽ bị bào mòn cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Còn quá nhàn rỗi thì cuộc sống sẽ trở nên vô vị, sống mà không cảm nhận được niềm vui. Vì thế, ta cần phải biết cân bằng giữa công việc và chế độ nghỉ ngơi, giải trí hằng ngày.
Ta nên nhớ, mục đích kiếm tiền là để có một cuộc sống vui vẻ, đủ đầy và hạnh phúc. Tiền là công cụ chứ không phải là tất cả của đời người, vì thế đừng vì quá mải mê kiếm tiền mà quên đi việc hưởng thụ cuộc sống, quên chăm sóc bản thân và cuộc sống xung quanh mình.
Còn rừng thì sợ gì không có củi đốt, còn sinh mạng là còn tương lai. Sinh mạng và sức khỏe không phải là vô hạn, vì thế trong khi còn có thể hãy học kỹ hai từ “tiết chế”, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì sức khỏe mới chính là vương đạo.
Tiết chế xử thế
“Quân tử chi giao đạm như thủy”, người quân tử là người khi giao tiếp với người khác có sự tiết chế, chừng mực, khiến cho người đối diện thấy được cái “lễ”, cái “lịch sự” ở trong đó.
Phàm ở đời, làm việc hấp tấp quá thì dễ hỏng việc, chậm chạp quá lại dễ lỡ việc. Vì thế, làm việc gì cũng nên bình tĩnh, ung dung để đạt được kết quả tốt nhất.
Mối quan hệ giữa người với người thật ra rất mong manh. Nếu không biết cách giữa chừng mực khi xử thế thì dù hai người có thân thiết đến đâu cũng rất dễ trở thành hai kẻ xa lạ. Còn nếu biết được sự tiết chế trong giao tiếp, xử sự khéo léo, linh hoạt thì người dù có gặp lần đầu cũng rất dễ kết thân.
Tuy phúc khí và tuổi thọ mỗi người là khác nhau, nhưng nếu ta biết tiết chế, giữ cân bằng cho mọi thứ xung quanh thì nhất định sẽ sống lâu và khỏe mạnh.
Xem thêm: 7 cái khôn ở đời người càng giàu lại càng phải học
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận