Mợ của tôi – Câu chuyện xúc động đến nghẹn lòng

“Mợ của tôi” là câu chuyện ngắn sâu sắc, rất đời cũng rất nhân văn, khiến người đọc không khỏi xúc động trước tấm lòng trung trinh của một người phụ nữ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Mợ của tôi”

Mợ bảo cuối tuần này giỗ cậu, con thu xếp về thắp cho cậu nén hương nhé. Mẹ kể lại rằng, ngày tôi chào đời cậu trồng bên hông nhà một cây mít na, cậu bảo bà ngoại đón mẹ tôi về nhà nhà để tiện bề chăm bẵm. Cậu đi tàu cá của công ty thủy sản nên thời khốn khó đấy mẹ tôi không thiếu cái ăn cái mặt. Thế nên sữa mẹ tràn trề, tôi như con cún no sữa ngủ cả ngày, ai muốn vần muốn lăn kiểu gì cũng mặc.

Tôi tròn tháng, cậu để lại lời hứa sẽ về cúng mụ cho tôi rồi bỏ đi mãi mãi không về nữa. Ba cái bóng đàn bà với một lũ trẻ chụm lại trong leo lét đèn dầu, xiêu vẹo trong đêm gió tơi bời. Mẹ bảo rằng, mẹ đã phải cấu cho tôi khóc để xóa tan bầu không khí đặc quánh ấy. Ánh mắt mọi người đầy nỗi sầu lo khi mong tin từ giữa tâm bão trên biển báo về.

Mo-cua-toi-cau-chuyen-xuc-dong-den-nghen-long-2

Ngoại tôi mắt bắt đầu lòa từ dạo ấy, Tháng nào bà cũng lọc cọc khua gậy đi ra xã nhận tiền tuất về gói ghém cẩn thận trong cái ruột tượng rồi vùi vào cót thóc phía cuối giường. Mợ của tôi tóc đang xanh hóa bạc trắng, lắm hôm tôi thấy giữa trời mưa mợ lại lao ra sân, ngẩng mặt lên trời, mắt đỏ sọng… Sau này tôi lớn lên, đi dưới mưa mới hiểu lúc đấy là lúc mợ khóc cậu, giấu nỗi buồn trong mắt mình vào mưa.

Cây mít cậu trồng năm tôi lên tám thì bói quả. Ngoại gọi tôi về bảo tôi bóc mít, dâng lên bàn thờ mời cậu. Tôi đứng trân trân nhìn bức ảnh đen trắng có vài vết ố. Tôi hỏi ngoại rằng, nhỡ đâu cậu trôi đến đảo hoang, hôm nào cậu theo tàu về thì vui lắm nhỉ. Mợ của tôi nghe thế thở dài, cắp nón đi ra giếng. Lát sau thấy tiếng nước xối ào ào, mợ ướt rượt từ đầu đến chân, ngồi đờ đẫn bên gốc mít.

Có một đêm hè, ngoại đang quạt cho tôi bỗng ngừng tay làm tôi thức giấc. Tôi nghe thấy tiếng mợ thút thít, rồi tiếng ngoại tôi dằn mạnh: “Chị còn 3 đứa con đấy! Tôi thì không nói làm gì, chị đi bước nữa con chị ai nuôi?”

Hồi đấy tôi thấy xóm giềng cứ dóng dả, bóng gió chuyện nhà bác Y vợ chết do bệnh tả, bác ở vậy với hai đứa con còn hay giúp mợ tôi gánh lúa, lúc thì tháo nước ruộng, lúc lại lùa trâu. Bà nọ bà kia ở phiên chợ hay mang mợ tôi ra đổng dả. Thấy tôi cắp rổ dẫn ngoại đi chợ là lại khảy khỉa rằng: “Cái Tí sắp có cậu mới rồi nhẩy! Lãi thêm hai đinh nữa nhá, nhà ấy tha hồ vui!”.

Ngoại tôi mắt nhòa nhưng tai thính lắm, đứng giữa chợ chửi vung rổ rá lên. Xong một chặp tối ấy về là ra rả chửi con dâu mất nết. Mợ tôi những lúc ấy lại đốt đèn, cắp thúng thóc xuống nhà ngang xay thóc rào rào, kiểu như kệ ngoại, ngoại nói thì ngoại nghe. Mắng dâu chưa đã, ngoại còn bắt tôi dẫn sang nhà bác Y chửi từ tông ti họ hàng nhà bác vì tội bác quyến rũ mợ, để các anh tôi đã mất bố lại còn sắp mồ côi mẹ. Tôi nhớ bác Y da ngăm đen nắng gió, lừng lững đứng giữa sân trăng nhìn ngoại trân trối, không thốt nên lời. Một thời gian sau bác bỏ làng, dẫn hai con đi kinh tế mới. Mợ tôi mỗi lần dong trâu đi qua ngõ ấy lại thẫn thờ để tuột dây trâu.

Mo-cua-toi-cau-chuyen-xuc-dong-den-nghen-long-1

Cây mít cậu trồng các anh tôi đã chặt bỏ vì nó cỗi không ra quả nữa. Ngoại thì đã đi về với tổ tiên, hôm ngoại đi ngoại xin lỗi mợ tôi, ngoại sợ các cháu mình côi cút nên mới phải dữ dằn với mợ. Mợ của tôi không khóc, chỉ một tay nắm tay ngoại áp vào má mình, rồi tay kia từ từ vuốt mắt cho ngoại…

Mợ tôi giờ lưng còng, tóc trắng, hay mặc áo phin hoa như ngoại ngày xưa. Cuối tuần hay ngồi ngoài hiên chờ các con các cháu về ríu rít gọi bà. Thấy otoi về sẽ hỏi y như ngoại ngày xưa: “Anh về đấy hả cháu? Ra giếng rửa mặt cho máy rồi vào đây mợ xem dạo này béo hay gầy nào!”.

Xem thêm: Con không ghét mẹ - Câu chuyện xúc động về bức thư mẹ gửi con trai

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Những điều vô giá” là bài học sâu sắc trong cuộc sống dành cho chúng ta, ở đời có những điều quý giá mà không đồng tiền nào có thể mua được.

Những điều vô giá – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Nếu muốn có đáp án cho câu hỏi 'phong thủy và nhân quả, cái nào mạnh hơn' thì xin dành ít phút đọc và suy ngẫm về 2 câu chuyện dưới đây.

2 câu chuyện giúp giải mã câu hỏi: Phong thủy và nhân quả, cái nào mạnh hơn?
0 Bình luận

“Con không ghét mẹ” là câu chuyện ngắn về bức thư người mẹ gửi cho con trai của mình khiến cậu bật khóc nhận ra, người mà mình ghét lại chính là bản thân…

Con không ghét mẹ - Câu chuyện xúc động về bức thư mẹ gửi con trai
0 Bình luận

Tin liên quan

“Trên đời này những thứ quý giá nhất đều miễn phí” là một câu chuyện rất bình dị nhưng cũng rất nhân văn, có những điều bình thường luôn hiện hữu nhưng ta lại không hề hay biết…

Trên đời này những thứ quý giá nhất đều miễn phí – Câu chuyện thú vị sâu sắc
0 Bình luận

“Người mẹ vĩ đại mang tên bà Ngoại” là bức tâm thư nói lên tiếng lòng của những người phụ nữ sau sinh đối với sự chăm sóc, yêu thương của mẹ ruột mình.

Người mẹ vĩ đại mang tên “bà Ngoại” – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

“Bức thư của một cụ bà ở viện dưỡng lão” khiến nhiều người xúc động bồi hồi, đừng bao giờ quên hai chữ gia đình ngay cả khi về già…

Bức thư của một cụ bà ở viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất