Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
“Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh” là câu chuyện ngắn thú vị về thiện niệm, người càng suy nghĩ cho người khác bao nhiêu càng nhận về hạnh phúc nhiều bấy nhiêu.

Câu chuyện “Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh”
Vào một ngày trong chiến tranh thế giới thứ hai, tư lệnh tối cao của liên quân Châu Âu, ông Eisenhower tại vùng nào đó của nước Pháp ngồi xe quay về tổng bộ để tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Ngày hôm đó tuyết rơi khắp nơi, khí trời lạnh giá, xe hơi chạy một mạch rất nhanh.
Dọc đường đi không nhà cửa thôn xóm, Eisenhower đột nhiên nhìn thấy một đôi vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên đường, toàn thân run cầm cập.
Eisenhower lập tức ra lệnh dừng xe, kêu thông dịch viên bên cạnh xuống xe hỏi chuyện. Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở, nói: “Chúng ta cần phải nhanh chóng đến tổng bộ để họp, chuyện này vẫn nên giao cho bên cảnh sát địa phương xử lý”. Thật ra, ngay đến bản thân bị tham mưu cũng biết đây chẳng qua chỉ là một cái cơ.
Eisenhower vẫn cương quyết xuống xe để hỏi rõ, ông nói: “Nếu đợi đến lúc cảnh sát đến kịp, cặp vợ chồng già này có thể đã chết còng từ lâu rồi”.

Sau khi hỏi thăm mới biết, cặp vợ chồng già này đi Paris để sống nhờ nhà con trai, nhưng xe hơi lại bị hỏng giữa. Trong lúc bão tuyết mịt mù, ngay đến một bóng người cũng không nhìn thấy nên cả hai đang không biết phải xử lý thế nào.
Eisenhower nghe xong không nói câu nào, lập tức mời họ lên xe và còn đặc biệt đưa cặp vợ chồng già này đến nhà con trai ở Paris trước, sau đó mới quay về tổng bộ.
Lúc này, Eisenhower – Tư lệnh tối cao của liên minh Châu Âu, không nghĩ đến thân phận của mình, cũng không kiêu căng khinh thường người được giúp đỡ. Trong khoảnh khắc Eisenhower ra lệnh dừng xe, ông chẳng suy nghĩ gì phức tạp mà nó chỉ đơn giản là hành động xuất phát từ lòng lương thiện của nhân tính mà thôi.
Sau đó tin tình báo nhận được lại làm tất cả mọi người vô cùng kinh ngạc, đặc biệt là vị tham mưu ngăn của Eisenhower cứu giúp cặp vợ chồng già. Thì ra, hôm đó lính bắn tỉa của phát xít Đức đã mai phục từ trước trên con đường mà họ lên lộ trình trước. Hôm đó, Hitler nhận định là tư lệnh tối cao của liên quan Châu Âu không thể thoát được, nhưng lính bắn tỉa đã không thành công như dự định. Sau khi biết chuyện, Hitler nghi ngờ tin tình báo không chính xác nhưng sự thật là Eisenhower vì cứu cặp vợ chồng già mà thay đổi tuyến đường.
Lời bình câu chuyện “Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh”
Nhà sử học bình luận về câu chuyện này rằng: “Nhờ lòng lương thiện mà Eisenhower né tránh được vụ ám sát, nếu không lịch sử của chiến tranh thế giới thứ hai phải viết lại rồi”.

Lòng lương thiện hay còn gọi là thiện niệm là ý nghĩ lương thiện tốt lành, mong muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và lợi ích cá nhân không hề tồn tại trong đó. Thiện niệm không phải muốn đến là đến, mà nó cần phải tích lũy ở mọi lúc, mọi người. Để đến giờ phút quan trọng có thể dùng đến mà không cần suy nghĩ.
Trong Cơ Đốc giáo có một câu nói như thế này: “Một người càng suy nghĩ cho người khác, càng muốn tốt cho người khác, thì người đó càng hạnh ρhúc”.
Xem thêm: Mẹ là “dì ghẻ” – Câu chuyện hay ý nghĩa về gia đình
Đọc thêm
“Chiếc kính lão của cha tôi” là câu chuyện ngắn xúc động, một chiếc kính đơn giản với con không là gì, nhưng với cha nó là cả một gia tài.
“Mẹ là dì ghẻ” là câu chuyện ngắn cảm động trước sự hy sinh của người mẹ và tấm lòng hiếu thảo của người con dù không cùng dòng máu.
Trung úy Đỗ Đức Việt giờ đã về với đất mẹ cùng hai đồng đội của mình nhưng những hình ảnh cao đẹp của anh làm vì cộng đồng vẫn được khắc ghi mãi. Cám ơn các anh, người lính cứu hỏa dũng cảm, giàu lòng nhân ái!
Tin liên quan
“Lặng người trước câu nói của cháu trai” là câu chuyện ngắn khiến người đọc không khỏi xót xa, con nuôi cha mẹ nghe mà nặng lòng…
“Những thằng già nhớ mẹ” là câu chuyện ngắn rất đời mà khi đọc ta thấy bóng dáng của mình ở đâu đấy trong câu chuyện này.
Câu chuyện "Lời nói dối của cô giáo lớp 5" khiến ai đã từng đọc 1 lần không khỏi xúc động, bâng khuâng. Câu chuyện cũng để lại cho nhân thế bài học sâu sắc về tình người giữa thế thái nhân sinh.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.