Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc bao hàm ý nghĩ nhân sinh sâu sắc

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc ứng với nhân sinh có 3 loại đợi chờ, nếu hiểu được con người ta ắt thọ ích vô tận.

Diệu Nguyễn
14:20 07/02/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lập xuân không chỉ là tiết đầu tiên trong 24 tiết khí mà còn là một dịp lễ vô cùng quan trọng trong truyền thống của các nước Á Đông. Người xưa đã xem lập xuân như một tiết khởi đầu của mùa xuân, lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc, nó cũng bao hàm ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc.

Tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 và kết thúc vào khoảng ngày 19 hoặc 20 tháng 2, khi xích kinh bằng 315°. Lập xuân cũng giống như lập hạ, lập thu, lập đông, đều là tiết khí thể hiện sự chuyển giao của bốn mùa. Lập xuân mang theo sắc màu của sự chuyển tiếp, thời kỳ lạnh đã qua thay vào đó là khí trời dần ấm lại, tuy rằng bước biến chuyển này không thật rõ ràng nhưng người ta vẫn cảm nhận được hơi thở của mùa xuân.

Cổ nhân khi nói về lập sẽ viết “Dương hòa khởi chập, phẩm vật giai xuân”, ý rằng vào tiết lập xuân thì vạn vật được hồi phục, bừng bừng sức sống và một năm bốn mùa cũng bắt đầu từ đây.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-3

Người xưa chia 15 ngày của tiết lập xuân thành 3 khoảng thời gian: “Nhất hậu đông phong giải đống, nhị hậu triết trùng thủy chấn, tam hậu ngư trắc phụ băng”. Tạm dịch rằng: Một thời gió xuân làm tuyết tan; hai thời côn trùng bắt đầu sinh sôi; ba thời cá đội băng lên.

Quá trình lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: 5 ngày đầu khi gió xuân chuyển ấm đến băng tuyết trên mặt đất dần tan, 5 ngày sau các loài côn trùng đang ngủ trong kén sẽ thức dậy, qua 5 ngày nữa lớp băng trên sông bắt đầu tan chảy cá sẽ bơi lội trong làn nước.

Có thể nói, 3 khoảnh khắc kỳ diệu này của lập xuân chính là thể hiện 3 giai đoạn nhân sinh, 3 loại tu hành, 3 loại chờ đợi. Con người nếu thấu hiểu sẽ thọ ích vô tận.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ đợi gió đông

“Nhất hậu đông phong giải đống”, ý rằng lập xuân đã đến và những làn gió đông ấm áp bắt đầu thổi, khắp nơi tuyết sẽ bắt đầu tan, chẳng bao lâu nữa sự sống sẽ lan tỏa khắp mọi nơi. Nhờ có gió đông (gió từ hướng đông) mà vạn vật sinh sôi nảy nở, cả vùng đất bắt đầu sức sống cường thịnh, đây là Thiên đạo chứ không phải Nhân đạo.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” từng có câu “Mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ gió đông”, ý rằng mọi sự đã được chuẩn bị chu toàn mới có tư cách mong chờ gió đông. Bằng không, khi gió đông đến cùng lắm cũng chỉ thổi ra một chút gió lạnh, còn mọi việc vẫn là ngổn ngang và thất vọng.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-1

Tựa như giấc ngủ của vạn vật trong giá tuyết trước khi gió đông thổi đến, cuộc đời của mỗi người cũng đều phải trải qua một kỳ “ngủ đông” như vậy. Đó là khi bạn còn nhỏ và chưa gặp được cơ hội thay đổi cuộc đời.

Ngủ đông chính là quá trình rèn luyện cần thiết để bản thân có thể mài giũa chính mình, tẩy tịnh những thứ dơ bẩn, hiển lộ ra những tinh túy bên trong. Đây chính là quá trình trưởng thành, quá trình tích lũy và dưỡng sức. Một khi nội lực bên trong đã tích lũy đủ thì cơ hội đến mới có thể cưỡi gió đạp mây, một bước tới trời.

Một tầng nghĩa khác của gió đông chính là thiên thời. Ẩn sĩ cuối thời đại nhà Đường cho rằng: “Thì lai thiên địa giai đồng lực, vận khứ anh hùng bất tự do”, ý rằng thời cơ đến thì có cả trời đất đều góp sức, thời cơ đi thì anh hùng cũng chẳng có đất dùng.

Nhân sinh chớ lo vội vã, bởi từng bước chậm rãi, vững chắc mới là con đường đúng đắn nhất. Lúc khó khăn học được cách nhẫn nại thì thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đây chính là giá trị lớn nhất mà bạn đạt được. Trong “Thái Căn Đàm” có một câu nói rất hay: “Phục cửu giả phi tất cao, khai tiên giả tạ độc tảo”, ý rằng phàm là thứ ẩn nấp lâu, khi bay ắt sẽ bay cao; phàm là vật khai nở quá sớm, khi tàn tạ cũng rất mau lẹ.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ đợi bay cao

“Nhị hậu triết trùng thủy chấn”, ý nói rằng 5 ngày sau lập xuân côn trùng ngủ đông sẽ bắt đầu tỉnh lại, nhưng thời tiết vẫn đang còn lạnh, thời cơ chưa tới nên chưa thể ra ngoài.

Khoảnh khắc này của lập xuân cũng giống như một giai đoạn trong đời người. Lúc bạn cố gắng luyện tập rất lâu, bản sự cũng đã luyện thành, tâm tính đã giữ được vững, thứ cần bây giờ chỉ là thời cơ để bộc lộ chính mình.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-2

Bất luận là giai đoạn 1 hay 2 đều cùng nói đến một vấn đề chính là “thế”, nhưng trên thực tế có rất ít người có thể thông tuệ giải bày được chữ này. Cho nên, không thể biết được “thế” này là thuộc phần nội thế hay ngoại thế.

Ngoại thế ở đây chính là thời cơ và cơ hội tốt từ bên ngoài, trong khi đó nội thế chính là tự bản thân mình tu luyện để tạo thành ưu thế. Chỉ khi nội thế và ngoại thế đồng nhất, tương hợp, cộng hưởng với nhau mới có thể đem lại hiệu quả lớn nhất. Nếu như chỉ có một phần kết quả thường sẽ không thành, mà cho dù có thành cũng khó lòng duy trì được lâu dài.

Một cách nhìn khác, “thế” cũng được phân thành 2 loại đó là tạo thế và mượn thế. Mượn thế chính là nắm bắt và tận dụng xu thế bên ngoài. Còn tạo thế thì không chỉ đơn thuần là tạo ra thế từ bên ngoài, trừ khi bạn có địa vị rất cao, có quyền lực to lớn nếu không thì sẽ rất khó, mà điều bạn cần làm ở đây chính là tạo ra thế từ chính mình. Bắt đầu việc tạo thế này bằng cách tập trung tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Bất luận như thế nào

“thế” thành thì sự mới thành, thế càng lớn thì đại sự càng dễ thành.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ tiêu dao tự tại

Nội thế, ngoại thế, tạo thế hay dựa thế nói chung cũng đều không bằng luận thế. Bởi vì suy cho cùng thuận theo người vì để thành tựu sự nghiệp, người thuận với tự nhiên là để thành tựu cảnh giới. Khoảnh khắc thứ 3 của lập xuân chính là để nói đến điểm này.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-4

“Tam hậu ngư trắc phụ băng” ý rằng năm ngày cuối cùng trong mười lăm ngày lập xuân, băng trên sông đã bắt đầu tan, cá bắt đầu bơi lên mặt nước du ngoạn, lúc này trên mặt nước còn có những tảng băng nhỏ trôi giống như cá đang đội những tảng băng trên đầu.

Cảnh tượng này giống như cá đang muốn phá băng thoát ra, tạo ra cảm giác tràn đầy sức sống khiến người ta liên tưởng đến hình tượng cá Côn đạp nước hóa thành chim Băng trong “Tiêu dao du” của Trang Tử.

Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển Bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về Biển Nam. Chỗ Biển Nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành”.

Côn Bằng là loài Linh Thú thượng cổ xuất hiện từ thuở hồng hoang, là loài phi ngư to lớn, thường cư trú ở Bắc Minh, hay còn gọi là Biển Bắc. Loài thú này sống ở vùng biển sâu, sau một thời gian dài hấp thụ linh khí trời đất, tánh linh thức tỉnh, thọ mệnh trường tồn, kích thước tăng trưởng theo thời gian, lại có thể rời khỏi mặt biển, thong dong tự tại nơi thiên không bao la.

Ở điểm này, Côn Bằng với Ngư Long tức cá chép hóa rồng và chim sẻ hóa Phượng Hoàng có điểm tương đồng với nhau. Đạo Gia xem Côn Bằng là một biểu trưng của người tu đạo luyện mình xuất thế gian, để cùng tồn tại với trời đất, cùng hòa hợp với tạo hóa. Đây chính là tiêu dao tự tại. Tựa như sau khi lập xuân, trời đất quang đãng, vạn vật tự tại sinh sôi.

Nhưng phàm ở đời, cái gì cũng đều có giá của nó. Muốn có được sự tự do, thong dong, tự tại thì cần phải đánh đổi bằng sự nghiêm túc, kiên trì, bền bỉ và một ý chí vĩ đại.

Chờ đợi, kiên trì là tư vị sâu sắc của nhân sinh. Giống như những khoảnh khắc của lập xuân, hết thảy mọi sự ở đời đều phải chờ đợi, bình tĩnh, kiên trì ắt nước sẽ chảy thành sông.

Xem thêm: Tư chất của người khôn ngoan: Thay vì săn bắn hãy lo nuôi trồng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận