Triết lý sâu sắc từ câu chuyện “Khổng Tử học đàn”: Ngay cả việc nhỏ nhất cũng phải làm nghiêm túc

Từ câu chuyện “Khổng Tử học đàn” ta sẽ nhận ra, bí quyết thành công chính là làm mọi việc đều đạt 100 điểm ngay cả những việc nhỏ nhất. Khổng Tử tin rằng, một người có thể đứng ở đỉnh cao của kim tự tháp hay không phục thuộc vào mức độ mà người đó yêu cầu với bản thân mình.

Diệu Nguyễn
17:35 12/08/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Khổng Tử học đàn”

Vào thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có một bậc thầy về âm nhạc tên là Sư Tương. Rất nhiều người ngưỡng mộ ông, trong đó có cả Khổng Tử. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đã bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.

Khổng Tử học đàn rất chăm chỉ, ngay từ bản nhạc đầu tiên. Sau 10 ngày không ngừng luyện tập, kỹ thuật chơi đàn của Khổng Tử từ không quen thuộc đã trở nên thành thạo. Sư Tương nghe Khổng Tử đàn xong khúc nhạc liền bảo: “Khúc nhạc này con đã thuần thục, có thể chuyển sang bản tiếp theo rồi”.

Nghe xong, Khổng Tử đứng lên kính cẩn đáp: “Thưa thầy, con tuy đã quen với khúc nhạc này như vẫn chưa nắm bắt được kỹ xảo của nó”. Vì thế, Khổng Tử vẫn tiếp tục luyện tập bản nhạc này như mọi lần.

Qua một thời gian, Sư Tương cảm thấy Khổng Tử đã đàn rất thành thạo, bèn nói với ông: “Con đã nắm bắt được kỹ năng của bản nhạc này, nên chuyển sang bản khác rồi”.

Khổng Tử ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: “Mặc dù con đã thành thạo kỹ năng chơi đàn, nhưng vẫn chưa nắm bắt được tư tưởng và tình cảm của bài nhạc”.

Khong-Tu-hoc-dan-ngay-ca-viec-nho-nhat-cung-phai-lam-nghiem-tuc-1

Một ngày nọ, Sư Tương đến nhà của Khổng Tử. Sau khi nghe Khổng Tử đàn, ông đã bị mê hoặc bởi tiếng đàn phát ra. Tư Tương thở dài nói: “Con đã hiểu được tư tưởng và tình cảm chứa trong bản nhạc đó, chúng ta học từ khúc mới đi”.

Thế nhưng, Khổng Tử vẫn kiên quyết nói: “Con vẫn chưa lĩnh hội được người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào!”.

Thời gian cứ thế trôi qua, một hôm Khổng Tử hết sức vui mừng đến thưa với Sư Tương: “Thưa thầy, con đã hình dung được tác giả của khúc nhạc này là người như thế nào rồi ạ. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm cùng thân hình vạm vỡ, ánh mắt sâu sắc sáng ngời. Trong lòng người đó luôn có suy nghĩ lấy đức phục người, cảm hóa tứ phương. Con nghĩ người như vậy ngoài Chu Văn Tương thì không thể là ai khác”.

Sư Tương nghe Khổng Tử nói xong thì vô cùng kinh ngạc, nói: “Không sai, bản nhạc đó chính là của Chu Văn Vương. Sự chăm chỉ và nỗ lực của con thật tuyệt vời!”.

Khổng Tử nổi tiếng là người tài hoa, uyên bác. Trong bất cứ việc gì ông cũng đều hành động cẩn trọng, tìm hiểu cặn kẽ gốc rễ, lĩnh hội từng chút một. Chính vì thế ông mới có thể thấu hiểu, tường tận bể tri thức của thiên hạ.

Lời bình câu chuyện “Khổng Tử học đàn”

Từ xưa đến nay, rất ít người có thể đáp ứng được những yêu cầu của giáo viên, lãnh đạo khi đi học và đi làm. Sở dĩ, Khổng Tử có thể trở thành một người vĩ đại như thế không thể bỏ qua việc ông luôn yêu cầu bản thân cao hơn cả việc người khác yêu cầu ở ông. Điều này ta có thể thấy rõ qua câu chuyện “Khổng Tử học đàn” ở trên. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên khoảng cách giữa người thành công và người tầm thường.

Khong-Tu-hoc-dan-ngay-ca-viec-nho-nhat-cung-phai-lam-nghiem-tuc-3

Yêu cầu của một người đối với bản thân càng cao thì khả năng thành công của người đó càng lớn. Ví dụ, trong công việc, nếu bạn đặt cho mình mục tiêu hoàn thành doanh số là 200.000, bạn có thể hoàn thành nó thì tất nhiên đây cũng đã là một thành công. Nhưng khi đem nó so sánh với những người có mục tiêu là 1 triệu, thì mục tiêu 200.000 của bạn vẫn còn khoảng cách rất xa.

Nếu bạn muốn đứng trên đỉnh cao thành công mà không phải ai cũng có thể vớt tới, bạn bắt buộc phải nghiêm khắc với chính mình. Nói một cách đơn giản, hãy như Khổng Tử yêu cầu cao với bản thân ngay từ việc nhỏ nhất.

Xem thêm: Trí tuệ cổ nhân: “Rượu không hộ hiền, sắc không hộ bệnh, tài không hộ thân, khí không hộ mệnh”

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận