Là bậc thầy hiền triết nhưng Khổng Tử vẫn phải “ngả mũ” trước người đàn ông vô danh này, đó là ai?

Là bậc thầy hiền triết, được nhiều người kính phục nhưng Khổng Tử đứng trước lời nói và hành động của người đàn ông vô danh vẫn ngả mũ thán phục. Sự kiện lạ lùng ấy cũng là bài học đắt giá cho tất cả chúng ta!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người đàn ông vô danh khiến bậc thầy hiền triết Khổng Tử phải ngả mũ thán phục

Một lần, bậc thầy hiền triết Khổng Tử cùng các học trò đi bộ đường dài ở vùng nông thôn để đến một thác nước hùng vĩ. Thác nước này nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và độ cao của nó. Nhìn từ xa, con thác hiện lên vô cùng quy nghi, dòng nước từ trên cao đổ xuống tạo ra âm thanh vang dội cả một góc trời.

Khi đến gần thác nước, họ nhìn thấy một người đàn ông trong lòng nước hung dữ, bị con thác nhấn chìm bởi những khối nước dội từ trên cao xuống.

Khổng Tử thấy vậy vội vã nói với học trò: “Nhanh lên, đến thác nước! Người đó chắc chắn đã bị rơi vào dòng nước này. Ngay cả cá cũng không thể sống sót thì làm sao con người có thể. Chúng ta phải cứu anh ta”.

Bac-thay-hien-triet-nhung-Khong-Tu-van-ne-phuc-nguoi-dan-ong-nay-3

Họ nhanh chóng chạy đến, nhưng khi xuống sườn đồi, họ bị mất dấu người đàn ông. Nhưng họ vẫn tiếp tục tìm kiếm với hy vọng có thể tìm thấy người đàn ông kia. Một lúc sau, họ băng qua khu rừng để đến con sông, cách thác nước một đoạn ngắn về phía hạ lưu. Cảm đám người đều tin chắc rằng người đàn ông kia có thể đã bị dòng nước cuốn trôi ra đây và họ chỉ có thể tìm thấy xác người ấy mà thôi.

Thế nhưng, điều mà họ nhìn thấy là người đàn ông kia đang bơi ra khỏi thác nước một cách thản nhiên, xõa mái tóc dài và hát lớn giống như vừa trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời. Tất cả mọi người đều sửng sốt.

Khổng Tử cực kỳ tò mò, không hiểu bằng cách nào người đàn ông đó có thể sống sót, thậm chí thản nhiên thoát ra khỏi con thác dữ đó. Ông tiến đến và hỏi người lạ mặt kia: “Khi chúng tôi nhìn thấy anh ở thác nước trên kia, chúng tôi tưởng rằng anh đã bị ngã xuống đó và cần được trợ giúp. Tôi không hiểu làm cách nào anh có thể chống chọi với dòng nước dữ đó, anh có kỹ năng gì đặc biệt sao?”

Bac-thay-hien-triet-nhung-Khong-Tu-van-ne-phuc-nguoi-dan-ong-nay-4

“Không, tôi không có kỹ năng gì đặc biệt cả”, người đàn ông trả lời. “Tôi chỉ đơn giản là làm theo bản chất của nước mà thôi. Tôi thực sự không nghĩ nhiều về nó lắm. Nếu phải kể ra thì chắc là tôi sẽ nói rằng khi những dòng nước xoáy đổ xuống, tôi sẽ quay theo chúng. Nếu một dòng nước thật mạnh đẩy tôi xuống, tôi sẽ lao theo nó. Khi làm như vậy, tôi hoàn toàn biết được rằng khi cơ thể xuống đến lòng sông, dòng chảy sẽ đảo ngược và tạo ra lực nâng cơ thể lên. Khi mọi thứ diễn ra, tôi để bản thân xuôi dòng cùng với chúng".

“Vì vậy, việc của anh chỉ là xuôi theo dòng nước chứ không phải cố gắng tìm cách chế ngự nó?”, Khổng Tử hỏi lại.

“Đúng rồi, mặc dù dòng nước cực kỳ mạnh mẽ nhưng nó cũng là một người bạn mà tôi đã quen qua nhiều năm. Vì vậy, tôi có thể cảm nhận được nó muốn gì và tận dụng dòng chảy của nó mà không cố gắng điều khiển hay áp đặt ý muốn của tôi lên nó”, người đàn ông điềm tĩnh trả lời.

Nghe thấy người đàn ông nói vậy, dù là bậc thầy hiền triết được nhiều người kính trọng, Khổng Tử cũng phải thán phục không thôi.

Lời bình

Nếu coi dòng thác kia là những thăng trầm của cuộc sống và người đàn ông kia chính là chúng ta, vậy thì bài học ở đây là gì? Cuộc sống này vốn không bao giờ bình lặng, nó luôn chứa đựng những bão tố, thách thức chờ chúng ta đối mặt. Đôi khi, đứng trước những sóng gió ấy, việc chúng ta cần làm chính là thản nhiên chấp nhận. Tuy nhiên, chấp nhận ở đây không phải là buông xuôi hoàn toàn mà là vận hành theo quy luật của nó.

Bac-thay-hien-triet-nhung-Khong-Tu-van-ne-phuc-nguoi-dan-ong-nay-1

Cũng như dòng nước kia, sau con thac hung bạo sẽ là dòng nước yên bình phẳng lặng. Trải qua những thử thách, rồi chúng ta sẽ chạm đến bình yên. Khi chạm đáy cũng là lúc bản thân ta bắt đầu đi lên. Bởi vậy, dù cuộc đời này có khó khăn đến đâu cũng tuyệt đối đừng bỏ cuộc. Bạn chỉ cần kiên cường hơn nữa, nhẫn nại hơn nữa, linh hoạt hơn nữa thì dù sóng to gió lớn đến mấy cũng sẽ đi qua.

Có rất nhiều người vì những chuyện bản thân không thể quản mà phiền lòng mà quên mất rằng, vạn vật đều có những cách vận hành riêng. Bởi vậy, nếu có điều gì đó không vận hành theo cách mà chúng ta muốn, đó cũng là điều bình thường. Bởi chính bản thân chúng ta đôi khi cũng không làm theo cách mà người khác mong muốn. Đời người chỉ thực sự an yên khi trong tâm tĩnh lặng. Tâm đã vững, dù ngoài kia có khó khăn đến đâu, thì cuộc đời vẫn sẽ yên bình vượt qua.

Xem thêm: Học theo cổ nhân: Dạy con không nghe, không nhìn điều trái lễ nghĩa

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Con cá ế của người ngư dân” là câu chuyện về một người ngư dân đem con cá không bán được đến tặng Khổng Tử. Phản ứng của thầy trò Khổng Tử trước tình huống này khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Chuyện 'con cá ế của ngư dân' và phản ứng của Khổng Tử khiến hậu thế phải suy ngẫm
0 Bình luận

Elon Musk là vị tỷ phú thường nói về những điều tưởng như viển vông, đơn cử là chuyện "con người bất tử khi tải não người vào robot".

Tham vọng không tưởng của Elon Musk: 'Con người bất tử khi tải não người vào robot'
0 Bình luận

“Có bao nhiêu ngôi sao trên trời”, cậu bé 7 tuổi đã trả lời câu hỏi này như thế nào mà khiến bậc Đại thánh hào như Khổng Tử phải bái làm thầy? Và đứa bé thông minh ấy là ai?

“Có bao nhiêu ngôi sao trên trời?”, câu trả lời của cậu bé 7 tuổi khiến Khổng Tử phải bái làm thầy
0 Bình luận

Tin liên quan

“Hai người bạn và hai bao gạo” là câu chuyện nhân văn, một bài học lớn giúp bạn hiểu rằng thành công không đến từ người khác mà đến từ bản thân.

Hai người bạn và hai bao gạo – Câu chuyện giúp ngộ ra chân lý nếu 'không tự nỗ lực thì ông Trời cũng chẳng cứu được bạn'
0 Bình luận

Mối tình không tuổi tác không biên giới là câu chuyện tình có thật, khiến nhiều người phải xót xa, rơi nước mắt khi đọc được.

Mối tình không tuổi tác không biên giới – Câu chuyện nhân văn lấy đi nước mắt của rất nhiều người
0 Bình luận

Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử là câu chuyện học trò của Khổng Tử ăn vụng cơm để rồi ông tự than trách chính mình và 3 bài học thâm thúy để lại cho hậu thế.

“Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử” – Mạn đàm 3 bài học nhân sinh
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
Căn nhà cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ngày con trai đưa thợ về đập bỏ căn nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân. Mẹ rơi nước mắt không chỉ vì tiếc căn nhà cũ mà còn vì xúc động, cảm thấy an lòng khi con trai đã trưởng thành, đủ sức chở che, gánh vác gia đình.

Hải An
Hải An 30/05
Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất