Hôn nhân đi vào ngõ cụt vì cưới vợ trẻ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Hí hửng vì cưới được vợ trẻ, nào ngờ 2 năm sau sự chênh lệch tuổi tác và sự khác biệt về lối sống khiến tôi chỉ muốn “bỏ của chạy lấy người”.

Tôi năm nay 38 tuổi, đang là kỹ sư công nghệ. Tôi từng trải qua vài mối tình trong quá khứ nhưng mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Cách đây hơn 2 năm, tôi quen vợ bây giờ. Cô ấy kém tôi 15 tuổi, khi đó là thực tập sinh của công ty tôi đang làm việc. Ngay lần gặp đầu tiên tôi đã bị nụ cười rạng rỡ của cô ấy thu hút.
Không phải là người hướng dẫn trực tiếp nên tôi luôn cố tạo ra những lần chạm mặt tình cờ để gây ấn tượng với em. Cuối cùng, sau vài tháng miệt mài theo đuổi em đã gật đầu đồng ý. Chúng tôi về chung một nhà trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân.
Bố mẹ tôi phấn khởi lắm, sao bao năm trông ngóng tôi cũng đã chịu lấy vợ. Bạn bè, đồng nghiệp hết lời khen ngợi, bảo tôi số sướng, U40 rồi vẫn cưới được vợ trẻ đẹp. Thú thật, chính tôi cũng thấy hãnh diện khi cưới được cô vợ trẻ kém mình 15 tuổi.
Nhưng đến khi bước vào hôn nhân, tôi mới thực sự “vỡ mộng”. Vợ chồng tôi khác biệt về mọi thứ, từ quan điểm sống đến lối tư duy. Chúng tôi sống riêng trên thành phố, vợ hạnh phúc vì được tự do, nhưng sự tự do ấy lại quá đà so với tôi. Cô ấy không thích nấu ăn, thường kiếm cớ “đổi gió”, “hâm nóng tình cảm” để vợ chồng ra ngoài ăn. Tôi thấy việc ăn ngoài nhiều vừa tốn kém, vừa không đảm bảo sức khỏe nhưng không thể thay đổi vợ. Nếu muốn ăn cơm nhà thì tôi phải tự vào bếp.

Vợ tôi cũng lười làm việc nhà, có những ngày dù 21 giờ mới đi làm về tôi vẫn thấy vợ nằm trên sofa lướt điện thoại, nhà không dọn, cơm không nấu. Tôi hỏi vì vợ vô tư nói “Em đợi anh về cùng làm cho vui”. Trong khi vợ tôi làm việc giờ hành chính, còn công việc của tôi thường làm thêm giờ, đến tối muộn mới về. Tôi thấy cô ấy không hiểu thế nào là sự thấu hiểu và sẻ chia trong gia đình.
Tết năm ngoái, vợ tôi đề xuất đi du lịch dịp Tết thay vì về quê sum vầy cùng ông bà. Tôi phản đối kịch liệt, Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chưa kể tôi còn là con trai duy nhất trong nhà. Vì chuyện này mà vợ chồng tôi giận nhau cả cái Tết. Tôi biết cô ấy còn trẻ, muốn bay nhảy, khám phá nhưng cũng nên lựa thời điểm chứ.
Gần đây, hôn nhân của tôi lại càng thêm ngột ngạt, căng thẳng vì chuyện con cái. Tôi đã 38 tuổi rồi, không phải già nhưng cũng chẳng còn trẻ, tôi rất mong có đứa con nhỏ để chăm sóc, ẵm bồng. Cưới xong vợ chồng tôi “thả bầu” ngay nhưng mãi không “dính”. Tới viện khám thì phát hiện ra cô ấy bị tắc một vòi dẫn trứng, vẫn có khả năng mang thai tự nhiên nhưng khó. Tôi thuyết phục vợ tiến hành thụ tinh nhân tạo (IVF) để sớm có con nhưng cô ấy lưỡng lự với lý do là sợ đau và sợ tốn tiền. Riêng chuyện tiền nong, tôi có thể lo liệu đầy đủ, còn chuyện đau đớn thì khuyên cô ấy nên cố gắng một chút. Tôi sốt sắng việc có con bao nhiêu thì vợ thờ ơ bấy nhiêu. Cô ấy bảo, bác sĩ nói vẫn có khả năng mang thai tự nhiên thì cứ để mọi thứ tự nhiên, không cần gượng ép quá mức.
Cách đây không lâu, cô ấy rủ tôi đi du lịch Nhật Bản, chi phí khoảng vài chục triệu. Tôi bỗng nghĩ, tiền đi du lịch cô ấy không tiếc nhưng tiền làm IVF để sinh con thì cô ấy lại lăn tăn, đắn đo mãi.
Cứ nghĩ đến đó, tôi lại thấy buồn và chán vợ vô cùng. Mọi sự khác biệt về lối sống đều có thể bỏ qua nhưng riêng chuyện này thì chẳng còn gì để nói. Làm mẹ là mơ ước của mọi phụ nữ mà, chẳng lẽ vợ tôi lại ngoại lệ?
Vợ chồng tôi giận dỗi, ngủ riêng 2 tuần nay. Giờ thì ngay cả cơ hội mang thai tự nhiên cũng không có nữa rồi. Thật lòng tôi muốn từ bỏ cuộc hôn nhân này nhưng nghĩ đến cảnh bố mẹ buồn lòng, thất vọng tôi lại không nỡ quyết định.
Đọc thêm
Tết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh là mẹ mãn nguyện rồi. Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi không kìm được nước mắt.
Tôi và Mai từng có 4 năm yêu nhau mặn nồng. Thế mà đùng một ngày cô ấy chối bỏ tình yêu, đột ngột biến mất khỏi cuộc đời tôi theo cách tôi không thể tưởng tượng được…
Tôi không ngờ lại có ngày mình rơi vào tình huống oái oăm có nhà mà phải dọn ra ngoài thuê trọ để ở. Cứ nghĩ “an cư lạc nghiệp”, có nhà vợ chồng sẽ an tâm làm ăn nào ngờ còn mệt mỏi hơn gấp bội lần.
Tin liên quan
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.
Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn...
Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...
Cổ nhân khuyên hậu thế các đời sau, việc gì cũng có thể chần chừ trừ báo hiếu cha mẹ và giữ gìn sức khỏe.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.