Đường về nhà chờ ba – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhận được tin nhắn của con gái, ông cả đêm trăn trở, nghĩ mãi về con đường về nhà ngày mai. Gần 30 năm trước, khi rời khỏi nơi đó, ông chẳng bao giờ nghĩ sẽ có một ngày qua trở lại.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gả chồng xong cho con gái, nhiệm vụ của bà đã hoàn thành. Sau đám cưới của con, căn nhà bỗng trở nên vắng lặng thấy lạ. Ngày nào bà cũng đi ra đi vào, cố tìm việc gì đó để làm, sợ ngồi một chỗ nỗi nhớ lại ùa về. Thế nhưng, ngày thì có việc để làm, còn đêm xuống muốn làm cũng chẳng biết làm gì, bà buộc phải đối diện với thực tại cuộc sống.

Gả chồng xong cho con gái, nhiệm vụ của bà đã hoàn thành. Sau đám cưới của con, căn nhà bỗng trở nên vắng lặng thấy lạ. Ngày nào bà cũng đi ra đi vào, cố tìm việc gì đó để làm, sợ ngồi một chỗ nỗi nhớ lại ùa về. Thế nhưng, ngày thì có việc để làm, còn đêm xuống muốn làm cũng chẳng biết làm gì, bà buộc phải đối diện với thực tại cuộc sống.

Đêm đã khuya, vợ chồng con trai gọi điện về, nói chuyện một lúc thì con trai thuyết phục mẹ lên phố ở cùng: “Em gái lấy chồng rồi, bọn con không muốn mẹ sống một mình lủi thủi dưới quê. Mẹ chuyển lên đây sống cùng tụi con cho vui vầy nhé!”.

“Để mẹ tính, còn nhà cửa vườn tược nữa. Ở quê, mẹ còn nghĩa vụ với ông bà tổ tiên nữa”, bà trầm ngâm nói.

Từ ngày con gái đi lấy chồng, đêm nào vợ chồng con trai cũng gọi điện nói đi nói lại vấn đề này qua điện thoại. Bà biết con hiếu thảo, không muốn mẹ sống cô đơn một mình ở quê, nhưng điều kiện của bà hiện tại chưa thể lên phố sống cùng các con được.

Đứa con gái nghỉ tuần trăng mật xong thì về quê thăm mẹ. Thấy bà lủi thủi một mình nó cứ lần thần mãi. Hai mẹ con nói chuyện một hồi, nước mắt mẹ nước mắt con thi nhau lăn dài. Nó là đứa con gái sống tình cảm, lúc nào cũng thương nghĩ cho mẹ. “Mẹ chẳng chịu lên sống cùng anh chị, con thì đi lấy chồng xa…”, nó vừa nói vừa khóc nấc lên, khiến bà phải dỗ dành mãi. “Mẹ sống ở đây quen rồi, có hàng xóm họ hàng. Con xem, ngày nào nhà mình chẳng có người ghé chơi, nói chuyện”, bà mỉm cười an ủi con.

“Hay mẹ cho ba một con đường về nhà đi. Giờ ba sẽ bù đắp lại cho mẹ. Được không mẹ?”, con gái cầm tay bà nói.

Bà sững người, bởi chưa bao giờ bà nghĩ đến điều ấy. Nỗi đau gần 30 năm được bà chôn chặt trong lòng bỗng chốc hiện lên. Hôn nhân đang hạnh phúc yên ổn thì bỗng dưng sóng gió ập đến khi người chồng bà hết mực kính yêu lại về nhà thú nhận có người phụ nữ bên ngoài và muốn ly hôn. Ngày đó, bà nghĩ cho hai đứa con nhỏ nên nhất quyết không đồng ý, hạ mình van nài ông suy nghĩ lại vì con. Nhưng ông như ăn phải bùa mê thuốc lú, kiên quyết dứt áo ra đi. Bà đau khổ suy sụp một thời gian dài, nhưng cố gượng dậy để nuôi con.

duong-ve-nha-cho-ba-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Nhà không có người đàn ông làm trụ cột, ba mẹ con nương tựa, níu giữ nhau trong mái ấm đơn thân. Con cái hiểu chuyện thương mẹ nên bà cũng đỡ bận lòng. Hai đứa trẻ chấp nhận thiệt thòi khi thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ của cha. Mỗi bữa cơm, ba mẹ con ngồi ăn kể với nhau đủ thứ chuyện trên đời, chỉ trừ những câu chuyện liên quan đến người cha, người đàn ông tệ bạc rũ bỏ gia đình.

Thời gian như liều thuốc, dần chữa lành vết thương trong lòng bà. Ngày con trai cưới vợ, nó thỏ thẻ với bà rằng muốn điện ba về dự đám cưới. bà lặng đi trong chốc lát rồi gật đầu đồng ý, dù gì đó cũng là quyền của ông ấy và cũng để con đỡ tủi thân với người ta. Ông về, sánh vai bên bà như một cặp vợ chồng hạnh phúc. Lòng bà vẫn lạnh trong ánh mắt nửa lối lỗi, nửa đượm tình của ông. Sau ngày cưới con trai, ông có gọi điện mấy lần nhưng bà không đáp. Bà nghĩ giờ họ đã là hai người ở hai thế giới khác nhau, gặp nhau chẳng để làm gì.

Tới đám cưới con gái, ông lại về sánh bước bên bà thêm lần nữa. Hai bức ảnh chụp chung trong hai đám cưới được phóng to treo ở phòng khách. Mỗi lần nhìn nó bà lại nén tiếng thở dài. Hai đứa con thấy mẹ chưa buông bỏ được nỗi đau trong quá khứ nên cũng chẳng dám nói chuyện của ông cho bà biết. Hóa ra, ngày ấy đi theo người phụ nữ kia được một vài năm rồi cả hai đường ai nấy đi. Nhiều năm nay, ông sống một mình, lòng hướng về nhà, về gia đình với nỗi niềm hối hận không nguôi. Ông nhiều lần ngỏ ý trở về lại ngôi nhà xưa, nhưng hai con sợ mẹ buồn lòng nên im lặng.

Một chiều mưa, bà bị cảm, huyết áp tụt, mọi thứ tối sầm trước mắt. Trong lúc nửa tỉnh nửa mơ, bà có cảm giác đôi tay vạm vỡ của người đàn ông đang đỡ mình khi ngã xuống. Tỉnh dậy trong bệnh viện, bà thấy ông ngồi bên cạnh. Theo phản xạ, bà quay lưng lại để khỏi nhìn thấy ông. Thấy vậy, mắt ông đượm buồn rồi chậm rãi đi ra ngoài, gọi con gái vào chăm mẹ rồi lặng lẽ rời đi. Hôm đó, con trai và con gái nói với bà nhiều về ông, rằng bao nhiêu năm nay chúng đã âm thầm tha thứ cho ông rồi. Chúng muốn những ngày tháng sau này của bà có ông chăm sóc, chia sẻ, đền bù lại những năm tháng lỗi lầm trước kia. Bà im lặng nhưng lòng cũng đã dần hé mở sau những năm tháng dài khép chặt. Hôm đó, ông cũng nhận được tin nhắn của con gái: "Chúc mừng ba, đường về đã mở cho ba rồi đó".

Xem thêm: Mẹ chồng gia trưởng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Cụ bà qua đời để lại tài sản hơn 5 tỷ đồng cho con rể, các con ruột không nhận được một đồng. Biết được lý do đằng sau, mọi người đều gật gù ủng hộ.

Hơn cả con ruột – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Từ ngày về làm dâu, Ngân chưa bao giờ cảm nhận được chút tình cảm, quan tâm từ mẹ chồng. Lúc nào bà cũng cau có, trách móc, áp đặt con dâu làm theo ý mình một cách hết sức vô lý.

Mẹ chồng gia trưởng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Lũ lụt ghé qua tình làng nghĩa xóm cũng trở nên khắn khít hơn.“Lúc khó khăn giúp nhau qua lại thôi, hàng xóm cả mà, để tâm làm gì mấy chuyện ấy”, giọng má tôi nhỏ lại.

Khi lũ lụt ghé qua – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời ai chẳng có những lâm vào khó khăn, cùng cực. Thế nhưng xin hãy nhớ rằng "Sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng" để vững tâm trở lại.

Cổ nhân dặn: 'Khi sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng'
0 Bình luận

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai. 

Cổ nhân dặn: Lấy vợ tạm quên chữ sắc, kết bạn tạm quên chữ tài
0 Bình luận

"Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi" - ý của người xưa là nên sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới có những trải nghiệm được sống tươi đẹp.

Cổ nhân nói: 'Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi'
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất