“Định giá vương quốc bằng chén gạo” – Câu chuyện nhớ đời của vị vua tham lam

“Định giá vương quốc bằng chén gạo” là bài học nhớ đời dành cho nhà vua tham tham, ngu ngốc và cũng là bài học lớn dành cho tất cả chúng ta.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Định giá vương quốc bằng chén gạo”

Ngày xửa ngày xưa, có một vị Vua cai trị vùng Benares, miền bắc của Ấn Độ. Ngài có một vị Tể tướng rất tài năng với bản tính vô cùng trung thực. Công việc hàng ngày của vị Tể tướng này là định giá hợp lý cho bất cứ món đồ gì mà nhà Vua muốn mua hoặc bán.

Do bản tính thật thà mà vị Tể tướng thường đưa ra những đánh giá rất chính xác về hàng hóa. Điều này khiến nhà Vua không vừa lòng, bởi theo định giá Tể tướng nhà Vua phải trả tiền nhiều hơn khi mua những món hàng cũng như không thu được lợi nhuận khi bán những món đồ của mình.

Vì thế, nhà Vua quyết định sẽ thay vị trí của Tể tướng bằng một người khác.

Dinh-gia-vuong-quoc-bang-chen-gao-cau-chuyen-nho-doi-1

Một ngày nọ, nhà Vua nhìn thấy một chàng trai trẻ, gương mặt sáng sủa, nhanh nhẹ, ông liền nghĩ: “Anh bạn này sẽ là lựa chọn tốt cho vị trí định giá mà ta đang cần”. Thế nên nhà Vua đã quyết định bãi chức quan Tể tướng để chàng trai trẻ lên thay thế.

Để làm vui lòng Nhà Vua, vị quan Tể tướng trẻ đã nghĩ rằng: "Ta phải làm cho Nhà Vua hài lòng bằng cách thay đổi giá trị hàng hóa. Nhà Vua sẽ mua được những món đồ với giá rất thấp và bán lại với giá rất cao”>

Thế là chàng trai này đã làm cho giá cả của các hàng hóa không còn đúng với giá trị thực tế của nó, điều này đã giúp vị Vua tham lam thu được rất nhiều tiền, khiến ông ta cảm thấy rất hạnh phúc.

Ngược lại với nhà Vua, những thương nhân và người dân trong vương quốc cảm thấy rất bức xúc vì những món hàng không được định giá đúng với giá trị, công sức mà họ bỏ ra. Nhưng e ngại trước nhà Vua nên không ai dám lên tiếng.

Đến một ngày nọ, một người buôn ngựa đến vùng Benares với 500 con ngựa để bán. Ông có rất nhiều loại ngựa phong phú với nhiều chủng loại khác nhau. Thấy vậy, nhà Vua đã mời người thương gia đến cung điện của mình và bảo quan Tể tướng mới định giá cho tất cả 500 con ngựa.

Vì muốn làm hài lòng nhà vua nên chàng trai trẻ đã nói: “Toàn bộ đàn ngựa này sẽ đáng giá một chén gạo”. Thế là nhà Vua đã ra lệnh trả một chén gạo cho người bán ngựa. Sau đó, đem 500 con ngựa này đến chuồng ngựa hoàng gia.

Người thương gia vô cùng buồn bã và bức xúc, nhưng ông không thể làm gì vào lúc này vì người định giá của Nhà Vua đã ra quyết định như vậy.

Dinh-gia-vuong-quoc-bang-chen-gao-cau-chuyen-nho-doi-2

Sau đó, ông nghe mọi người kể về người định giá trước đây, người nổi tiếng là rất công bằng và trung thực. Suy nghĩ một lúc, vị thương gia nhanh chóng liền tìm gặp và kể với ông về những gì đã xảy ra. Vị thương gia mong muốn nghe ý kiến ​​của người làm giá trung thực, để có được một mức giá phù hợp cho đàn ngựa của mình.

Người định giá trước đây nghe kể xong, trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nếu ông làm theo cách như tôi nói, nhà Vua sẽ bị thuyết phục về giá trị thực sự của những con ngựa”.

Vị thương gia nghe vậy liền gật đầu, nói mình sẽ làm theo. Vì thế, người định giá nói: “Ông hãy quay trở lại gặp kẻ định giá kia. Đưa cho hắn ta một món quà có giá trị và yêu cầu hắn nói về giá trị của một cốc gạo, trước sự hiện diện của Nhà Vua và những quần thần. Nếu hắn đồng ý, hãy đến và nói với ta. Ta sẽ cùng đi với ông đến gặp Nhà Vua."

Theo lời khuyên này, thương gia đã đến gặp kẻ định giá và tặng hắn ta một món quà rất giá trị. Món quà đã khiến hắn vô cùng hạnh phúc. Sau đó, thương gia nói với hắn: "Tôi rất hài lòng với định giá trước của anh về đàn ngựa của tôi. Anh có thể thuyết phục Nhà Vua về giá trị của một chén gạo rất lớn không, thậm chí còn lớn hơn 500 con ngựa của tôi?"

Tên Tể tướng ngu ngốc tự tin nói:"Tại sao không? Tôi sẽ giải thích giá trị của một chén gạo, ngay cả khi có mặt Nhà Vua và các quan thần trong triều. "

Sau khi trao đổi xong, vị thương gia liền chạy về báo lại cho vị quan trung thực đã nọ và họ đã cùng nhau đi gặp nhà Vua.

Dinh-gia-vuong-quoc-bang-chen-gao-cau-chuyen-nho-doi-3

Trước nhà Vua và các bá quan trong cung điện, người bán ngựa đã nói rằng: “Thưa nhà Vua kính mến! Tôi biết rằng ở đất nước này của Ngài, cả đàn 500 con ngựa của tôi chỉ đáng giá một chén gạo.Trước khi tôi rời khỏi vương quốc này, tôi muốn biết giá trị thực sự của một chén gạo ở quốc gia Ngài là bao nhiêu?"

Nhận được câu hỏi của thương nhân, nhà Vua liền quay sang vị Tể tướng trẻ và hỏi: "Hãy nói cho hắn biết giá trị của một chén gạo là bao nhiêu?"

Tên Tể tướng tỏ ra bối rối, vì trước đây để làm hài lòng nhà Vua hắn đã định giá đàn ngựa bằng một chén gạo, còn bây giờ sau khi nhận hối lộ từ người bán ngựa hắn cũng muốn làm hài lòng ông ta.

Đắn đo một hồi, không biết tính sao nên hắn nói bừa: "Kính thưa Đức Vua, một chén gạo có giá trị bằng Vương quốc Benares, bao gồm cả cung điện của Đức Vua, cũng như tất cả các vùng ngoại ô của thành phố. Nói cách khác, chén gạo xứng đáng với cả Vương quốc Benares!"

Khi nghe điều này, tất cả các quan đại thần trong cung điện đều cười ầm lên trước câu trả lời ngu ngốc của viên Tể tướng. Họ nói: “Trước đây, chúng tôi chỉ nghe rằng Vương quốc vô giá, đến giờ chúng tôi mới biết định giá vương quốc bằng chén gạo! Điều này thật nực cười. Đức Vua, ngài đã tìm được tên định giá ngu ngốc này ở đâu ra vậy?”

Nghe tiếng cười của những đại thần trong triều, nhà Vua vô cùng mất mặt và xấu hổ, trong cơn tức giận ngài đã đuổi tên định giá ngu ngốc kia và trả lại chức tước cho người định giá trung thực trước đây.

Vị quan định giá sau khi nhận chức trở lại cũng không quên đưa ra một mức giá hợp lý mới cho đàn ngựa của vị thương gia. Còn Nhà Vua đã nhận được một bài học về sự trung thực và lòng tham lam từ lần định giá vương quốc bằng chén gạo này!

Xem thêm: 3 khoản đầu tư càng chi mạnh tiền càng mau đổi đời

Đọc thêm

Đức Phật dạy, phiền muộn và nỗi buồn của con người bắt nguồn từ những khó khăn của cuộc sống và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Chỉ cần buông bỏ được phiền muộn, đời ắt an nhiên tự tại.

Vị cao tăng giúp đồ đệ buông bỏ phiền não bằng câu chuyện 'một nắm muối'
0 Bình luận

“Cái bát vỡ của người ăn xin” là câu chuyện về một chàng trai lên túi tìm cao nhân đắc đạo nhưng cuối cùng lại ngỡ ngàng thức tỉnh vì câu nói của một người ăn xin.

Cái bát vỡ của người ăn xin - Câu chuyện giúp bạn từ bỏ sự cố chấp của bản thân
0 Bình luận

Chị Trương Thị Vân Anh đã kiên trì suốt 1 thập kỷ dạy con trai tự kỷ cách đi chợ, mua đồ... để trở thành một "nhân sự cứng" trong bếp ăn online. Câu chuyện của mẹ con chị từng gây xúc động và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng.

'Ước mơ cho Quang' - câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình 10 năm 'thiết kế tương lai độc lập' cho con trai tự kỷ của bà mẹ HN
0 Bình luận

Tin liên quan

“Em bé vùng cao” là câu chuyện xúc động về một cậu bé vùng cao hiếu thảo khiến nhiều người phải nhìn lại chính mình.

Em bé vùng cao – Câu chuyện nhân văn về chữ “Hiếu” khiến nhiều người xót xa
0 Bình luận

“Làm người cần có lòng biết ơn” là một câu chuyện ngắn để bạn hiểu rằng trong cuộc sống có những thứ cho đi mà không cần đền đáp.

Làm người cần có lòng biết ơn – Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng, khi người khác có lỗi với chúng ta, chúng ta ngàn vạn lần đừng đi trả thù đối phương.

Bài học sâu sắc từ câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đề xuất