Làm người cần có lòng biết ơn – Câu chuyện nhân văn
“Làm người cần có lòng biết ơn” là một câu chuyện ngắn để bạn hiểu rằng trong cuộc sống có những thứ cho đi mà không cần đền đáp.

Câu chuyện “Làm người cần có lòng biết ơn”
Biết ơn là phẩm chất cao quý của một tâm hồn đẹp. Chính vì vậy mà có rất nhiều câu chuyện lưu truyền để nhắc nhở chúng ta rằng: Làm người cần có lòng biết ơn!
Có một câu chuyện xưa kể rằng:
Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trên thảm cỏ ven đường. Khi anh đang say giấc, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò tới.

Khi con rắn chuẩn bị cắn người độc hành đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua thấy vậy liền kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề hay biết chuyện vừa xảy ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của một người qua đường vô danh thuở nọ.
Có thể vị khách độc hành không hề biết ơn cứu mạng ấy và người qua đường cũng đã quên từ lâu. Nhưng sự tình này đều ghi dấu lại trong Trời Đất.
Lại cũng có một câu chuyện như thế này:
Một hôm, người chồng trở về nhà, lúc đó trời đã khuya lắm rồi nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, nên định bụng vào trong nhà tắt đèn. Lúc vào nhà, đang định tắt đèn thì vợ anh cản lại, anh chưa kịp hỏi nguyên nhân thì vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ. Anh nhìn theo thì thấy ven đường có một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà, họ vừa nói vừa cười và cùng ăn bánh bao để lót dạ đêm khuya.

Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang trò chuyện vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng khép cửa lại. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.
Bạn thấy đây, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ như vậy hàng ngày, hàng giờ ở xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy cớ sao phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng? Sẽ có những người “cho đi” mà không cần đền đáp, giúp đỡ người khác chẳng mong nhận lại lời cảm ơn.
Làm người cần có lòng biết ơn, hãy biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn ấy để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn!
Và cũng đừng quên rằng:
Không biết trân quý, có núi tiền cũng chẳng thể vui tươi
Không biết khoan dung, có bạn bè rồi cũng rời ra
Không biết cảm ơn, có tài giỏi cũng chẳng thể thành công
Không biết hành động, có thông minh cũng chẳng thể viên dung
Không biết hợp tác, có làm việc chăm chỉ cũng không thành đại sự
Không biết tiết kiệm, có kiếm nhiều tiền cũng không thể phú quý
Không biết thỏa mãn, có nhiều tiền cũng không thể hạnh phúc
Không biết dưỡng thân, có trị liệu cũng chẳng thể trường thọ
Hãy nhớ rằng:
Có một thứ không thể lợi dụng, đó chính là lương thiện
Có một thứ không thể lừa gạt, đó chính là sự chân thành
Có một thứ không thể thiếu, đó chính là bạn bè
Có một thứ không thể cứu được, đó chính là tuyệt vọng
Có một thứ không thể bội quên, đó chính là cảm ơn.
Xem thêm: Em bé vùng cao – Câu chuyện nhân văn về chữ “Hiếu” khiến nhiều người xót xa
Đọc thêm
2 lần nhường cơ hội kiếm tiền cho bạn, nhiều năm sau, cậu bé nghèo nhận được 1 khoản đầu tư, trở thành người mà cả thế giới biết đến. Vậy mới nói, lòng tốt trao đi thì không bao giờ lãng phí.
Người khôn ngoan phải hiểu rằng, hành thiện cũng phải lý trí và sắc bén, nếu chỉ luôn đóng vai trò bỏ ra, cho đi thứ giúp bạn chỉ là lòng tham, là kẻ thù, là sự vô ơn.
“Lòng tốt là một vòng tuần hoàn” cho chúng ta hiểu được rằng dù là người nông dân hay gia đình giàu có, họ đều đưa tay ra giúp đỡ người khác khi cần thì những hạt giống tốt đẹp đã được ươm mầm cho những thế hệ sau này.
Tin liên quan
“Không có ai sẽ trả tiền cho con” là một câu chuyện ý nghĩa, một bài học về cách giáo dục con mà bất kỳ người làm bố làm mẹ nào cũng nên học hỏi.
Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng, khi người khác có lỗi với chúng ta, chúng ta ngàn vạn lần đừng đi trả thù đối phương.
“Em bé vùng cao” là câu chuyện xúc động về một cậu bé vùng cao hiếu thảo khiến nhiều người phải nhìn lại chính mình.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.