Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Từng coi con gái lấy chồng là con người ta, đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi hối hận vô cùng. Vì những suy nghĩ sai lầm ấy mà để con chịu nhiều thiệt thòi.
Tôi họ Chu, năm nay 68 tuổi, sống tại Vũ Hán (Trung Quốc), vợ kém tôi 7 tuổi, hai vợ chồng đều khỏe mạnh cả. Tôi có 2 người con, 1 trai và 1 gái. Hiện gia đình con trai tôi sống ở Bắc Kinh. Dạo này vợ chồng con trai bận việc nên nhờ ông bà tới ở phụ giúp việc nhà và đưa đón các cháu đi học. Nghe vậy, vợ tôi tức tôi thu dọn hành lý tới Bắc Kinh. Ở tuổi này của vợ chồng tôi, được chăm con chăm cháu, cả nhà quây quần là điều hạnh phúc nhất.
Nhưng không lâu sau, vợ gọi điện thoại cho tôi, ấm ức kể trong nước mắt. Hóa ra, con dâu chê vợ tôi lớn tuổi chậm chạp, nấu ăn không vừa khẩu vị và chăm sóc cháu sai cách. Tôi nghe vậy vừa tức giận và xót vợ, tôi bảo bà ấy về quê lập tức, nhưng bà ấy chần chừ vẫn muốn ở lại. Vợ tôi bảo nếu về gia đình con trai sẽ phải thuê giúp việc, tốn cũng 9-10 triệu đồng/tháng. Mà vợ chồng chúng nó lại đang gánh khoản tiền trả góp mua nhà, mua xe.
Nghe vợ nói vậy tôi thấy cũng đúng. Con trai đang gặp khó khăn, là cha mẹ chúng tôi không giúp đỡ thì ai sẽ là người giúp đỡ? Cuối cùng, vợ tôi vẫn chọn ở lại nhà con trai và thay đổi cách làm việc nhà, chăm cháu để mẹ chồng nàng dâu hòa hợp hơn.
Thế nhưng, chẳng được mấy ngày vợ tôi lại gọi điện khóc. Bà ấy bảo con dâu ngày nào cũng mặt mày u dám, bày ra thái độ không thích mẹ chồng. Có lần vợ tôi nấu canh cá, khi dọn mâm ra, con dâu ăn thử rồi nhăn mặt nói: "Mẹ ơi, cá nhạt quá, sao có thể ăn được? Chúng con ra ngoài vất vả cả một ngày, mẹ không nấu được món nào ngon ngon hơn à?”. Nói xong, con dâu liền buông bát đũa đứng lên không ăn nữa. Khi ấy, con trai bên cạnh chẳng những không nói vợ mà còn cất giọng trách mắng mẹ không chịu tiếp thu ý kiến để cải thiện kỹ năng nấu nướng.
Vợ tôi không chịu được nữa nên quyết định bỏ về quê. Xem ra con trai đã có gia đình riêng, không còn quan tâm, hiếu thảo với 2 thân già chúng tôi nữa rồi. Nhưng trước khi rời đi, vợ tôi đã để lại cho con 100.000 NDT (khoảng 359 triệu đồng) để con trang trải chi phí sinh hoạt và tìm kiếm một người giúp việc khiến các con hài lòng. Xem như đó là sự giúp đỡ cuối cùng của chúng tôi với con trai.
Khi vừa về nhà ở quê, vợ tôi mỉm cười nói: "Đi đâu cũng chẳng bằng nhà của vợ chồng mình. Sống ở đây, tôi vẫn cảm thấy thoải mái nhất".
Nhưng không lâu sau, con gái tôi cũng gọi điện gọi chúng tôi đến trông cháu hộ. Chuyện là con gái lấy chồng ở thành phố gần nhà nội, nên trước tới giờ đều là do bà nội chăm sóc cháu. Nhưng gần đây bà thông gia có khối u tuyến giáp cần điều trị, nên con gái gọi chúng tôi giúp đỡ.
Nghe xong thực lòng mà nói vợ chồng già chúng tôi không muốn đi. Bởi chúng tôi vẫn còn sợ hãi khi nghĩ đến con trai và con dâu, sợ khi sống cùng lại xảy ra mâu thuẫn khiến tình cảm gia đình rạn nứt.
Thế nhưng, vợ chồng tôi cũng thương con gái lắm, con đang gặp khó khăn không thể không giúp được. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng tôi và vợ quyết định cùng tới nhà con gái. Thế nhưng, cách đối xử của con gái và con rể khiến nỗi bất an của vợ chồng tôi tan biến hết.
Con gái và con rể tôi hàng ngày cũng rất bận rộn đi làm, nhưng sau giờ tan làm sẽ cố gắng về nhà sớm nhất có thể. Khi ấy, con gái và vợ tôi sẽ cùng nhau nấu ăn trong bếp, còn tôi và con rể sẽ chơi cờ hoặc đi dạo dưới khu công viên.
Con gái tôi giống mẹ, hiền lành, chịu thương chịu khó vô cùng. Còn con rể tôi cũng là một người chu đáo, nhiệt tình, coi bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ, không nề hà, ngại ngùng việc gì. Hơn nữa, thằng bé còn rất siêng năng, chịu khó làm việc nhà giúp đỡ vợ.
Ở nhà con gái, cứ tới tuần hay dịp nghỉ lễ, con gái và con rể sẽ đưa bọn trẻ và vợ chồng tôi đi ăn một bữa thịnh soạn ngoài nhà hàng. Hoặc có khi, chúng tôi cùng nhau nấu nướng tại nhà rồi mời thêm họ hàng, bạn bè đến chơi. Đôi khi muốn đổi gió cả nhà lại cùng nhau đi cắm trại, dã ngoại. Con rể nói rằng, chúng tôi lớn tuổi rồi đừng chỉ mãi nghĩ đến việc chăm sóc con cháu mỗi ngày mà hãy học cách tận hưởng cuộc sống và để các con được tận hiếu với bố mẹ.
Ở nhà con gái vợ chồng chúng tôi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vô cùng. Chớp mắt, vợ chồng tôi đã ở nhà con gái được tròn 1 năm, dự định Tết năm nay sẽ về quê ăn Tết. Trước khi đi, chúng tôi cũng để lại 100.000 NDT cho 2 con, để chúng có thể trang trải thêm cuộc sống. Tuy nhiên, dù chúng tôi có thuyết phục thế nào thì các con cũng nhận không lấy.
Con gái thỏ thẻ: "Con cảm ơn bố mẹ đã giúp đỡ vợ chồng con suốt thời gian qua. Ngày nào, ông bà cũng vất vả làm việc nhà, chăm sóc các cháu. Chúng con còn chưa biếu bố mẹ được đồng nào, sao có thể lấy tiền của bố mẹ được. Số tiền này bố mẹ cứ giữ lấy bỏ tiết kiệm hoặc đi du lịch cũng được. Nếu bố mẹ cần giúp đỡ gì thì nói với vợ chồng con, bởi bố mẹ chính là những người thân yêu nhất của vợ chồng con”.
Nghe con nói xong, vợ tôi cảm động rơi nước mắt! Trên đường về nhà, bà ấy tựa vào vai tôi khóc nức nở. Vợ tôi hối hận vì trước đây "thích con trai hơn con gái", không đối xử tốt với con gái khi con còn nhỏ. Thậm chí, có lúc chúng tôi còn cho rằng "con gái lấy chồng như bát nước hắt đi" nên không quan tâm nhiều đến con gái.
Không ngờ cuối đời, chúng tôi mới biết, con gái mình mới thực sự là tâm can bảo bối, chứ không phải đứa con trai mà chúng tôi nghĩ tới suốt ngày.
Theo Đời sống pháp luật
Xem thêm: Tôi bị con trai “đuổi” khỏi nhà – Câu chuyện đáng suy ngẫm
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận