Cổ nhân răn dạy: Con người hơn nhau ở “Ngộ”, quý ở “Thiện”, cao ở “Nhẫn”
Cổ nhân răn dạy “Con người hơn nhau ở ngộ, quý ở thiện, cao ở nhẫn”, ý là khuyên con người nên tu dưỡng để trở thành người thường đẳng.
Tại sao cổ nhân răn dạy “Con người hơn nhau ở ngộ, quý ở thiện, cao ở nhẫn”?
Con người cao ở “Nhẫn”, chính là trong mọi việc đều có thể nhẫn thì phẩm chất tự nhiên sẽ cao quý. Con người quý ở “Thiện”, chính là trong cuộc đời luôn tích đức, làm việc thiện mới là điều đáng trân quý. Con người hơn nhau ở “Ngộ” chính là, một người có thể thấu hiểu nhân sinh mới là người kiệt xuất hơn người.
Đời người công danh lợi lộc chỉ như mây khói thoảng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào. Duy chỉ có “tiếng thơm” là lưu truyền mãi ngàn năm. Cổ nhân răn dạy “Con người hơn nhau ở ngộ, quý ở thiện, cao ở nhẫn”, chính là vì như thế!
Ở đời, người mà hạ thấp người khác để nâng mình lên, hay nâng mình lên nhằm hạ thấp người khác thì đều là kẻ tiểu nhân, không được người đời tôn trọng. Còn người, biết khiêm tốn, cung kính, nâng người hạ mình mới là người quân tử chân chính khiến ai ai cũng đều yêu quý.
Người đa nghi tất sẽ sinh thị phi. Người lo lắng thì sẽ sinh phiền nào. Người nhiều suy tư hoài niệm sẽ sinh ra u buồn. Người quá nhiều oán hận sẽ sinh ra căm phẫn uất ức.
Cổ nhân răn dạy, làm người đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính. Đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
Tìm hiểu chữ “Nhẫn”, “Thiện”, “Ngộ” trong đạo Phật hiểu rõ hơn lời cổ nhân răn dạy
Chữ “Nhẫn” trong đạo Phật
Người xưa thường hay nói: “Một câu nhịn, chín điều lành”, hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nếu không biết nhân thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa, chỉ cần gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Mà khi cháy thì khó lòng mà dập tắt, chỉ có chờ lửa tàn rồi dọn dẹp hậu quả mà thôi. Nhiều người không biết nói nhẫn là nhục, là sự đèn nén, chịu đựng… đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, chứng tỏ người đó chưa hiểu “nhẫn” là gì!
Nhẫn là trụ cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến lên cũng có thể lùi xuống. Tất cả đều phụ thuộc vào ý mình!
Chữ “Thiện” trong đạo Phật
Thiện và bất thiện là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Trong Phật giáo, thiện và bất thiện có liên hệ mật thiết đến những trạng thái tâm lý. Nói cách khác, thiện hay bất thiện không chỉ thể hiện qua việc làm bên ngoài, không chỉ liên quan đến ý nghĩ, lời nói và hành vi mà còn được nhìn từ những trạng thái tâm lý.
Ví dụ như sự chán nản, thất vọng, buồn phiền,… cũng được xem là bất thiện. Trong khi đó, sự tinh tấn, hoan hỷ, an vui, tự tại,… lại được xem là thiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng, các trạng thái tâm lý này có những ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ, lời nói và hành vi. Những trạng thái tâm lý tích cực có thể đưa đến những lời nói, hành vi tích cực. Và ngược lại, những trạng thái tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến những hành vi và lời nói tiêu cực.
Chữ “Ngộ” trong đạo Phật
Con người miêu tả cuộc sống như một giấc mộng. Ngay cả giáo lý Phật giáo cũng cho rằng, chỉ duy nhất việc tu luyện mới có thể thực sự đánh thức con người khỏi giấc mộng. Do đó, việc thứ tỉnh của con người chính là ngộ hay giác ngộ.
Xem thêm: Bài học về sự chuyên nghiệp: Sự nghiệp càng phất, độ lì càng cao
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận