Bài học về sự chuyên nghiệp: Sự nghiệp càng phất, độ lì càng cao

Bài học về sự chuyên nghiệp này nếu nắm bắt được công việc của bạn sẽ có bước tiến lớn: đừng quá thần tượng công ty lớn, học cách làm những việc không phải phận sự của mình, sống chung với lo lắng,…

Diệu Nguyễn
05:00 28/04/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước đây, lúc chuẩn bị nghỉ làm ở RMIT, ba mình khuyên bảo ghê lắm. bao nhiêu người ước mơ được làm việc ở một nơi “quốc tế” như thế mà mình lại nghỉ ra ngoài làm tự do. Đến bây giờ, mình cảm thấy vô cùng may mắn vì đã quyết định không đi theo con đường như mọi người nghĩ.

Việc không đi theo một lộ trình “ổn định” sau khi ra trường chắc chắn sẽ khiến nhiều bạn giống như mình. Chúng ta sẽ nhận được cái nhíu mày ngăn cản, hoặc lời khuyên bảo từ người thân, gia đình,… Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cá nhân của minh cho thấy, chính việc bạn trải nghiệm các kiểu công việc khác nhau như vậy sẽ tạo bạn thành một phiên bản “đặc biệt” trong mắt nhà tuyển dụng.

Là một người trải qua nhiều công việc, từ tập đoàn lớn đến công ty Startup, cho đến việc tự do, mình đã học được một vài bài học về sự chuyên nghiệp như thế này:

Bài học về sự chuyên nghiệp: Đừng quá thần tượng công ty lớn

Bạn đừng hiểu nhầm rằng mình đang kỳ thị các công ty lớn hay các tập đoàn đa quốc gia nhé. Làm việc cho những công ty lớn như vấy sẽ rất tốt để bạn phát triển sự nghiệp, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi mới ra trường. Các công ty lớn có nhân lực, nguồn lực và cả kinh nghiệm trong việc đào tạo bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển bản thân theo hướng tự chủ và nhanh chóng thì việc dành thời gian cho một công ty lớn chưa chắc đã là hướng đi hợp lý.

Kinh nghiệm làm ở các công ty lớn cho mình thấy rằng, hầu hết mọi người dành nhiều thời gian trong ngày cho những cuộc họp, đấu đá nội bộ hơn là tập trung vào giải quyết thực tế công việc. Những công ty lớn đồng nghĩa với bộ máy tổ chức phức tạp. Vì thế, những chuyện chính trị, thị phi là điều không tránh khỏi. Mặc dù làm việc ở công ty lớn lương sẽ cao và bạn sẽ trông “oách” hơn khi đứng trước người khác. Nhưng ở một mặt nào đó bạn sẽ không được trực tiếp làm nhiều và trải nhiều trong công việc.

Bai-hoc-ve-su-chuyen-nghiep-su-nghiep-cang-phat-do-li-cang-cao-1

Ví dụ, là một người làm hướng nghiệp, khi làm ở công ty nhỏ mình có nhiều cơ hội để tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với khách hàng. Còn khi làm ở công ty lớn hơn nửa thời gian mình dành cho các cuộc họp, phối hợp cùng các phòng ban khác,…

Mình xin nhấn mạnh lại một lần nữa, mình viết những điều này không phải để nói rằng bạn nên từ bỏ công ty lớn để làm cho công ty nhỏ. Mà điều mình muốn nói là bạn cần tìm hiểu rõ mặt trái của từng bên để đưa ra lựa chọn phù hợp theo mong muốn, dự định và mục tiêu của mình.

Bài học về sự chuyên nghiệp: Cân bằng thời gian công việc và cuộc sống cá nhân

Cân bằng ở đây không phải là đi làm 8 tiếng, rồi bạn lại đi chơi 8 tiếng để bù lại. Cân bằng với mỗi người là khác nhau, miễn sao bạn cảm thấy thật nhiều năng lượng khi làm việc và thật thoải mái khi vui chơi là được. Khi bạn đi làm trong trạng thái bơ phờ, bạn đi chơi mà đầu óc vẫn giải quyết công việc như thế chưa gọi là cân bằng.

Tuổi trẻ mình thường nhận được nhiều lời khuyên rằng “Hãy dành thật nhiều thời gian để làm và hy sinh một chút thời gian của bản thân để phát triển sự nghiệp”. Một phần nào đó mình đồng ý với lời khuyên này. Bạn có thể bớt chút thời gian hưởng thụ, chơi ít hơn thời sinh viên để tập trung kiếm tiền. Nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng bạn không nên hưởng thụ hay cảm thấy có lỗi khi không làm việc vào cuối tuần hay buổi tối.

Bài học về sự chuyên nghiệp: Không chỉ học riêng từ một người nào cả

Quan điểm của mình là “Không ai giỏi tất cả mọi thứ”. Mỗi người chỉ giỏi ở một vài mảng chuyên môn nhất định của họ mà thôi. Vì thế, để phát triển bản thân tốt hơn bạn nên học từ nhiều người khác nhau.

Bai-hoc-ve-su-chuyen-nghiep-su-nghiep-cang-phat-do-li-cang-cao

Mình có lẽ là một người may mắn khi được học và làm từ nhiều kiểu người lãnh đạo khác nhau. Có người kỹ tính, bắt lỗi từng dấu chấm dấu phẩy. Lại có người bắt mình làm gì cũng cần có quy trình, mục tiêu. Có người thì không quản lý kỹ nhưng có khả năng điều phối con người rất giỏi. Chính vì vậy, mỗi khi có cơ hội làm việc cùng với một người sếp, dù họ có khó đến đâu, dở hơi đến mức nào bạn cũng nên nhớ rằng họ sẽ có điều gì đó để mình học hỏi. Hãy lắng nghe, tìm hiểu xem điểm mạnh của họ là gì và học hỏi từ điều đó.

Bài học về sự chuyên nghiệp: Làm những việc không thuộc phận sự của mình

Thời gian đầu khi mới đi làm, để có được sự tin tưởng của đồng nghiệp bạn nên làm thêm những phần việc có thể không nằm trong phận sự của mình. Ví dụ, hỗ trợ đưa hồ sơ giấy tờ, viết email, tham gia những cuộc họp,… Những điều này có thể làm bạn khó chịu, nhưng đó là cách tốt nhất để bạn thể hiện trách nhiệm của mình trong công việc.

Khi bạn chưa giỏi một chuyên môn nào đó, hãy bắt đầu bằng việc hỗ trợ mọi người xung quanh. Trong quá trình hỗ trợ bạn sẽ thấy óc những đầu việc bạn làm tốt và thoải mái hơn so với những đầu việc khác. Từ đó, bạn hãy dành thời gian để học hỏi thêm, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn của mình.

Bài học về sự chuyên nghiệp: Học cách làm việc với sự lo lắng

Trong công việc không tránh khỏi những lúc áp lực, lo lắng bủa vây. Như trước một dự án, hay một buổi thuyết trình là một nhân viên mới bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, lo lắng vô cùng. Đó là điều hoàn toàn bình thường, dù bạn có muốn hay không thì nó cũng trở thành một phần trong quá trình làm việc.

Bai-hoc-ve-su-chuyen-nghiep-su-nghiep-cang-phat-do-li-cang-cao-2

Sau nhiều năm đi làm, mình học đường rằng, không có cách nào để hết lo lắng cả. Chỉ có một cách duy nhất là chúng ta học cách sống chung với no. Hãy xem lo lắng như một cảm xúc bình thường như bao cảm xúc khác. Như vậy, bạn sẽ thấy nó không còn đáng sợ nữa!

Xem thêm: Người khôn ngoan biết “giả ngốc” 3 thời điểm này sẽ tránh được nhiều tai ương nơi công sở

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận