Cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”, lý do vì sao?

Cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”, là câu nói dành cho những người đam mê xê dịch, nơi đáng sợ hóa ra lại an toàn hơn.

Diệu Nguyễn
16:00 08/06/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”

Trong sách “Tục ngữ” của người Trung Quốc có rất nhiều câu nói chứa đựng những bài học sâu sắc. Trong đó, cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”. Đây là một trong những câu tục ngữ ra đời từ rất lâu, nó nhắc nhở mọi người về bí quyết để sinh tồn nếu có việc cần phải đi đường dài. Nhiều người nghe xong sẽ thắc mắc rằng lời dạy này có vẻ ngược đời, liệu người xưa có nhầm lẫn gì ở đây không?

Vào thời cổ đại, triều đình thường tổ chức thi cử ở một địa điểm cố định nên các thí sinh từ các nơi phải tự tìm đường đến dự thi. Tuy nhiên, do điều kiện di chuyển còn hạn chế nên người xưa thường phải mất một tháng hoặc nửa tháng mới đến nơi.

Tuy nhiên, vì đều là học giả nghèo, không có tiền nên ban đêm nhiều người phải tá túc dọc đường chứ không thể thuê nhà trọ để ở. Và không phải lúc nào trên đường đi cũng có người ở, nên không phải lúc nào cũng được ngủ trong nhà.

Co-nhan-noi-tha-o-trong-mo-co-con-hon-o-mieu-hoang-vi-sao-1

Thời xưa, miếu hoang và mộ cổ là hai địa điểm phổ biến nhất, thường xuất hiện trên đường đi. Do không có nơi để ở, nên người xưa thường chọn một trong hai địa điểm này để tá túc qua đêm. Vậy lý do gì mà cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”?

Có một số lý do được lý giải cho điều này, trong đó có nói về quan niệm đời sống tín ngưỡng của người xưa. Xong có lẽ đáng chú ý hơn cả là lời lý giải sau đây: Thời xưa, những kẻ trộm cướp thường vào miếu hoang để tá túc qua đêm, hoặc ẩn trốn. Chúng thường tấn công người qua đường để cướp tài sản. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các khu mộ cổ thường được coi là nơi u ám, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc xấu thì trong lòng cũng sẽ sợ hãi, chột dạ, không dám đến gần. Mộ cổ nghe qua có vẻ đáng sợ, nhưng vì thế nó lại là nơi an toàn để nghỉ ngơi hơn cho người qua đường, nhất là những nhân sĩ chân yếu tay mềm.

Co-nhan-noi-tha-o-trong-mo-co-con-hon-o-mieu-hoang-vi-sao-2

Có thể thấy, thói quen tìm đến một cổ ở nghỉ ngơi xuất phát từ quan niệm đồng thời cũng có nguyên nhân đến từ cuộc sống lúc bấy giờ. Có lẽ vì thế người xưa mới có câu nói đúc kết lại cho đời sau như vậy!

Trong cuộc sống hiện đại, dù điều kiện đã tốt hơn, song những kinh nghiệm người xưa truyền lại vẫn khiến chúng ta hết lời cảm thán, thừa nhận rằng trí tuệ của cổ nhân thật đáng nể.

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, có nghĩa là gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận