Cổ nhân nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” còn có cả vế sau chứa hàm ý ít ai biết!

Cổ nhân nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” còn có cả vế sau, nhưng do không biết 2 vế hoàn chỉnh nên hậu thế đã hiểu lầm câu nói này suốt cả ngàn năm. Vậy vế sau đó là gì?

Diệu Nguyễn
19:57 18/07/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” có nguồn gốc từ đâu?

Câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” xuất phát từ ghi chép trong cuốn “Mạnh Tử - Ly Lâu thượng”. Mạnh Tử là một học giả, nên chắc chắn khó tránh khỏi những bàn luận giữa học giả với nhau. Nước Tề khi ấy có một người biện luận tên là Thuần Vu Khôn, ông ta rất thích tìm ai đó để thảo luận về một số chủ đề.

Một lần, ông đến thăm Mạnh Tử và hỏi: “Thưa ngài, một số người nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay. Điều đó có đúng không?”

Mạnh Tử đáp: “Đúng, đây là một cách cư xử đúng mực!”.

Thuần Vu Khôn hỏi tiếp: “Vậy nếu chị dâu của tôi chẳng may rơi xuống sông, tôi có thể dùng tay để cứu chị ấy được không?”

Co-nhan-noi-mam-nu-thu-thu-bat-than-ve-sau-chua-ham-y-it-ai-biet-1

Mạnh Tử đáp: “Nhìn thấy chị dâu rơi xuống nước mà không cứu, chẳng khác gì loài lang sói độc ác, tàn nhẫn. Giữa nam và nữ không nên trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay là lễ nghi. Nhưng nếu chẳng may chị dâu rơi xuống sông thì phải dùng tay để cứu ngay, bởi vì giải cứu là một biện pháp khẩn cấp, cần biết rằng trong tình huống đó tính mạng con người đang bị đe dọa”.

Thuần Vu Khôn nghe xong lại hỏi tiếp Mạnh Tử: “Khi ngày nay thiên hạ bách tính đang chìm trong dòng nước dữ của bạo quyền, vậy tại sao ông không đứng ra cứu vãn? Lẽ nào ông vẫn còn cố chấp với cái gọi là “đạo lễ thông thường” ư? Hay còn đang bị kìm hãm bởi tiết độ của văn nhân? Không chịu diện kiến chư hầu, thờ ơ nhìn dân chúng đau khổ?”

Mạnh Tử mỉm cười đáo: “Để cứu dân chúng bị mắc kẹt trong bạo quyền ngươi phải dùng đạo lý về nhân nghĩa để cảm hóa quân vương mà cứu giúp dân chúng. Nếu chị dâu của ngươi bị chết đuối, người hoàn toàn có thể gạt phép xã giao sang một bên và ra tay cứu giúp. Nhưng ngươi không bao giờ có thể bảo ta từ bỏ đạo lý. Dùng tôi tay để cứu thiên hạ sao?”

Cổ nhân nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” có hàm ý gì?

Thời Chiến quốc, có một diễn thuyết gia nổi tiếng tên là Thuần Vu Khôn. Ông ta không hoàn toàn đồng ý với câu nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” trong Lễ Ký, bèn trực tiếp đến hỏi Mạnh Tử: “Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dữ?”, nghĩa là “Nam nữ thụ thụ bất thân có phải là đúng với chữ lễ không?”.

Mạnh Tử trả lời đúng. Ông lại hỏi: “Vậy bây giờ chị dâu bị rơi xuống nước, em chồng có nên đi cứu không?”

Câu nói này quả thực hỏi rất đúng vấn đề. Nếu theo quan điểm mà cổ nhân nói thì không thể cứu, nhưng Mạnh Tử ngẫm lại thấy thật sự không phải lẻ mới tức giận nói rằng: “Nếu mà không cứu thì khác gì loài cầm thú không?”

Co-nhan-noi-mam-nu-thu-thu-bat-than-ve-sau-chua-ham-y-it-ai-biet-2

Từ điển tích này, sách Lễ Ký có bổ sung thêm câu nói của Mạnh Tử: “Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã; Tẩu nịch, viện chi dĩ thủ giả, quyền dã”. Ý rằn: Nam nữ không được gần gũi với nhau đó là lễ, chị dâu chị đuối nước em chồng ra tay cứu giúp đó là quyền.

Em chồng cứu chị dâu khỏi đuối nước, dù có động chạm thân thể đi chăng nữa thì đó cũng là lẽ phải làm, đó là đạo làm người. Nếu chỉ vì chút lễ nghĩa mà bỏ qua tính mạng con người, đó mới thực sự là trái đạo.

Do đó, câu cổ nhân nói chính là muốn nhắc nhở mọi người rằng: Lễ nghĩa là thứ phải có trong cuộc sống, song ngoài lễ nghĩa ra vẫn có thứ quan trọng hơn cả. Mọi người không nên quá chú trọng những quy tắc mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Trên bàn không nên bày 3 món ăn”, vì sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận