Chồng mẹ vợ bố – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Dù có một gia đình không hoàn hảo nhưng nó nghĩ mình vẫn còn may mắn thay khi có chồng mẹ, vợ bố và mấy đứa em nó trong đời.

Sài Gòn những ngày này nắng như đổ lửa. Nó đang ngồi “thiền” ở cà phê thì nhận được cuộc gọi từ chồng của mẹ nó. Lâu lắm rồi bố mẹ ruột nó chẳng ai gọi điện hỏi thăm nó, chỉ có vợ của bố và chồng của mẹ là thỉnh thoảng vẫn gọi.
Bố mẹ nó bỏ nhau vì hai người đều quá bận rộn, đó là bố mẹ nó nói thế. Từ ngày bố mẹ ly hôn nó ở với ông bà nội, thỉnh thoảng nó hay được chồng mẹ và vợ bố đến đón về nhà chơi với các em. Nó rất thích những ngày cuối tuần được gặp vợ bố hoặc chồng mẹ. Chẳng phải đến ngày ấy nó sẽ được gặp bố hay mẹ mà đơn giản là nó cảm thấy ấm áp khi được nói chuyện với chồng mẹ hay vợ bố.
Một lần nó bị ốm sốt phải đi viện, bố mẹ ruột của nó người thì bận đi công tác, người thì bận việc ở ngân hàng thế là chỉ có vợ bố và chồng mẹ thay nhau trông chừng nó suốt mấy ngày liền. Mấy ngày ở viện, dù không có bố mẹ ruột ở cạnh nhưng nó thật hạnh phúc. Những lần nó sốt cao, vợ bố lại tất tả gọi bác sĩ y tá tới, bà nhìn nó với ánh mắt thương xót thật sự, bà bón cho nó từng thìa cháo với tất cả tình yêu thương. Chồng của mẹ cũng thức trắng mấy đêm liền bên giường bệnh để canh sợi dây truyền dịch, bế nó vào phòng vệ sinh, nâng nó lên mỗi khi nó khó thở.

Mấy hôm ở viện, cha ruột nó cũng đến, ông mang theo một giỏ quà cùng với một chú ở công ty. Chú đưa giỏ quà cho vợ bố trong khi ông lại bận rộn nghe điện thoại, lớn giọng chỉ đạo từ xa với gương mặt đầy sự cáu kỉnh.
Ngày nó ra viện, chồng mẹ và vợ bố đón nó về. Sau một thời gian bà bạc, nó được đưa về nhà vợ bố. Nó được vợ bố chăm sóc, tẩm bổ đủ thứ, nhờ vậy mà bình phục rất nhanh. Đứa em gái cùng cha khác mẹ nhỏ hơn nó vài tuổi nhưng rất ngoan ngoãn và biết ý. Con bé mến chị lắm, cái gì cũng chị ơi chị à khiến nó thấy rất ấm áp. Cha nó thì đi suốt từ ngày nó ra viện đến khi khỏe hẳn về nhà bà nội cũng chẳng gặp được ông ấy thêm lần nào.
Lâu lâu vợ bố và chồng mẹ lại tổ chức cho bọn trẻ của hai nhà đi dã ngoại, đi câu cá và thả diều ở cánh đồng. Chồng mẹ nó làm những chiếc diều bằng giấy vở cũ, chú ấy buộc lèo cực khéo, nó học mãi mà chẳng thể làm giống được.
Nói thật, nó chỉ thích những ngày cuối tuần đến nhà chồng mẹ hoặc vợ bố mà không gặp mẹ hay bố ruột của nó ở nhà. Sự lạnh nhạt và xa cách của hai người ấy khiến nó thấy sự hiện diện của mình là một cái gạch nối thừa giữa quá khứ với hiện tại của họ. Nếu không có họ ở nhà nó sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu và ấm áp.
Giờ nó đã lớn lắm rồi, năm đầu tiên trong cuộc đời sinh viên. Không liên lạc với bố mẹ ruột, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn điện cho chồng mẹ hay vợ bố để chuyện trò, tâm sự. Nó nghĩ mình vẫn còn may mắn thay khi có chồng mẹ, vợ bố và mấy đứa em nó trong đời.
Đọc thêm
Dù biết là vì mẹ thương tôi nến mới hành xử như thế, nhưng mỗi lần nhìn vào vẻ mặt cam chịu của vợ tôi lại thấy mình thật khổ khi làm con trai cưng của mẹ.
3 năm lấy chồng là 3 năm tôi gắng lấy lòng mẹ chồng, nhưng lúc nào bà cũng chỉ xem tôi là người dưng nước lã, người cố chèo kéo bu bám con trai thành đạt của bà.
Khoản thừa kế cô được hưởng từ mẹ đẻ so với nụ cười hiền hậu của người mẹ kế đã chăm sóc, nuôi dưỡng cô nên người hôm nay thì không lớn tí nào…
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.