Chiếc bình nứt – Câu chuyện thú vị về cách nuôi dạy con cái

“Chiếc bình nứt” là bài học dành cho các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con cái một cách tinh tế, biết nhận ra đâu là điểm yếu đâu là điểm mạnh của con để có hướng đi đúng đắn, giúp con đạt được thành công trong cuộc sống mà không cảm thấy lo sợ hay tự ti.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Chiếc bình nứt”

Ngày xưa, ở một làng nọ của Ấn Độ, có một anh chàng gánh nước với hai chiếc bình, một chiếc nguyên vẹn và một chiếc bị nứt. Mỗi khi gánh nước, anh treo mỗi chiếc mình vào một đầu đòn gánh. Chiếc bình nguyên văn không bao giờ để rơi một giọt nước nào trên đường từ sông về nhà. Còn chiếc bình nứt thì dẫu cho anh chàng có đổ đầy bình đi chăng nữa thì về đến nhà cũng chỉ còn lại có nửa bình.

Suốt hai năm trời anh vẫn sử dụng hia cái bình đó để gánh nước, mặt dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không nguyên vẹn. Và iển hiên, cái bình nguyên vẹn tỏ ra hãnh diện, tự hào vì sự hoàn hảo của mình. Bởi vì nó có thể đem đầy nước về nhà, đúng với mục đích nó được tạo ra. Còn chiếc bình nứt thì lúc nào cũng thấy xấu hổ về bản thân, bởi lúc nào nó cũng chỉ đem về nhà được có nửa bình nước, trong lòng nó cũng nào cũng mang cảm giác thất bại, tự trách.

Hai năm trôi qua, một ngày nọ ở bờ sông, chiếc bình nứt vốn đã chịu nhiều đau khổ lên tiếng nói với chàng trai gánh nước: “Ông chủ ơi, con cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi với ông”.

Người gánh nước ngạc nhiên hỏi: “Tại sao con lại nghĩ như vậy? Con xấu hổ vì điều gì cơ chứ?”

Chiếc bình nứt bèn trả lời: “Suốt hai năm qua, chỉ vì vết nứt bên hông mà con chỉ đem về nhà được có nửa bình nước mà thôi. Ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả vì con mà không được như mong đợi. Chính vì thế con cảm thấy buồn và có lỗi với ông!”

Chiec-binh-nut-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-nuoi-day-con-cai-1

Người gánh nước cảm thấy tội nghiệp chiếc bình nứt, bèn nói với nó: “Khi chúng ta từ trên đường từ sông trở về nhà , ta muốn con chú ý đến những bông hoa tươi rực rỡ đang mọc bên vệ đường”.

Khi được người gánh nước quẩy trên vai để về nhà, chiếc bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp. Thấy những bông hoa xinh đẹp, chiếc bình nứt cảm thấy vui vẻ hơn một chút. Nhưng khi về đến nhà nó lại xấu hổ vì một nửa nước lại bị rò rỉ trên dọc đường và nó một lần nữa nói lời xin lỗi với người gánh nước.

Người gánh nước liền nói với nó: “Con có nhìn thấy những bông hoa vệ đường không? Và con có nhận thấy những bông hoa ấy chỉ nở bên đường ở phía con không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của con nên đã âm thầm gieo một số hạt giống hoa ở vệ đường phía bên con và mỗi ngày khi ta gánh nước về, con đã tưới nước cho chúng bằng vết rò rỉ mà không hề hay biết. Suốt hai năm qua, trong nhà ta không bao giờ thiếu những bông hoa đẹp cắm trên bàn. Nếu như con không phải con thế này thì ta cũng đâu có được những bông hoa xinh đẹp để trang trí ngôi nhà của mình”.

Bài học từ câu chuyện “Chiếc bình nứt”

Trong câu chuyện “chiếc bình nứt” đã tự nhận thức được sự khiếm khuyết của bản thân, và cũng vì điều này mà nó luôn tự dằn vặt mình. Nó cảm thấy xấu hổ vì không mang được nhiều nước về nhà cho ông chủ. Nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại là nguồn sống cho những bông hoa tươi đẹp ven đường. Còn chiếc bình nguyên vẹn thì dù không tưới nước cho những bông hoa nhưng nó lại đem nước đầy đủ về nhà cho ông chủ của mình

Chiec-binh-nut-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-nuoi-day-con-cai-2

Qua đó, ta có thể thấy rằng, không có ai hoàn hảo cả, điều chúng ta cần là luôn bổ sung, lấp đầy những vết nứt cho nhau để tạo ra những giá trị đẹp hơn cho cuộc sống này.

Câu chuyện trên cũng là bài học dành cho những người làm cha làm mẹ ở đời. Mỗi đứa trẻ đều có những “vết nứt” riêng biệt của mình, điều cha mẹ làm không phải là chỉ trích những vết nứt của con mà hãy gieo những hạt hoa tương ứng với vết nứt ấy của con. Đó mới chính là công việc của người làm cha mẹ.

Người làm cha mẹ ở đời không ai hoàn hảo cả và con cái cũng vậy. Ai cũng có khuyết điểm nhưng đằng sau những khuyết điểm ấy mỗi người vẫn tồn tại giá trị riêng của mình. Nếu chúng ta biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế thì con cái chúng ta sẽ thành công hơn trong cuộc sống.

Xem thêm: Tiêu chuẩn của người quân tử: Tam lập, tứ bất và tam giới

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Chuyện thằng Mít” là một câu chuyện ngắn mang lại cho người đọc nhiều khung bậc cảm xúc, tức giận có, thấu hiểu có và hơn tất cả đó là cảm xúc nghẹn nghào, chua xót nhưng cũng vô cùng ấm áp.

Chuyện thằng Mít – Câu chuyện cảm động ấm áp tình người
0 Bình luận

“Cuộc thi bơi của thầy giáo già” là bài học giúp bạn nhận ra việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ khiến ta không còn đường lùi và chiến thắng mọi nỗi sợ hãi bên trong.

Cuộc thi bơi của thầy giáo già – Câu chuyện thú vị giúp bạn tìm thấy chính mình
0 Bình luận

“Giẫm lên giày” là câu chuyện nhân văn sâu sắc về tình cảm gia đình, giúp bạn có một cái nhìn khác đầy khách quan hơn về hạnh phúc.

Giẫm lên giày – Câu chuyện ý nghĩa về gia đình
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhiều gia đình không phải không có tiền nhưng cha mẹ vẫn sử dụng sự thiếu thốn của gia đình để dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, việc đứa trẻ suốt ngày nghe cha mẹ than vãn, lo lắng về tiền sẽ không tốt chút nào.

Cha mẹ thông minh không khóc lóc than khổ, họ dạy con nỗ lực để thoát nghèo
0 Bình luận

Mặc dù không được học hành đến nơi đến chốn vì nhà nghèo nhưng người phụ nữ U50 mê phân phối lớn vẫn bồi dưỡng ra hai đứa trẻ xuất chúng, trở thành du học sinh nước ngoài. Vậy mới thấy, chỉ cần mẹ có cách giáo dục đúng, con sẽ trở thành nhân tài.

Người phụ nữ mê phân phối lớn bỏ chồng vì dạy con cổ hủ, tự tay 'bồi dưỡng' nên 2 đứa trẻ xuất chúng
0 Bình luận

Ở một số giai đoạn nhất định, cha mẹ nên lùi lại một bước, trao quyền quyết định cho trẻ để con hình thành tính cách tự lập, biết chịu trách nhiệm.

6 thời điểm cha mẹ nên dạy con tự lập, nếu không lớn lên con chỉ biết ăn bám, ỷ lại
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất