Giẫm lên giày – Câu chuyện ý nghĩa về gia đình
“Giẫm lên giày” là câu chuyện nhân văn sâu sắc về tình cảm gia đình, giúp bạn có một cái nhìn khác đầy khách quan hơn về hạnh phúc.

Đôi vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn vợ giấu đôi giày của mình đi, đợi chồng bỏ giày lên giường lên giẫm lên giày chồng. Chồng thấy thì cười to, cô vợ đỏ mặt nói mẹ dặn đêm tân hôn giẫm lên giày chồng thì cả đời không bao giờ giận nhau. Chồng nghe vậy thì bảo, mẹ dặn anh nếu vợ giẫm lên giày thì cả đời sẽ đồng cam cộng khổ cùng nhau.
Từ ngày ấy, vợ bắt đầu quản chồng, bắt đầu từ cái nhỏ như đổ bô nước giải, hay ruộng nhà trồng cây gì vợ bảo là chồng trồng hết. Đối với các cô hàng xóm, vợ bảo chồng tránh xa cô nào, đi gần cô nào chồng cũng làm theo.

Có hôm, chồng đang tán phét với mọi người, chỉ cần vợ gọi một tiếng là cun cút chạy về nhà ngay. Chồng uống rượu với bạn, vợ kéo tai là ngoan ngoãn theo vợ về nhà. Có người thấy vậy nói kích: “Đàn bà 3 ngày không đánh là vênh như miếng ngói lợp nhà. Anh là đàn ông sao lại để vợ quản không còn ra hồn thằng đàn ông thế. Nó là vợ tôi thì tôi chẳng cho vài cái đế giày ấy chứ!”
Chồng nghe vậy chỉ cười bảo: “Đưa vợ anh đây, tôi cũng quạt nó vài cái đế giày”
Người bạn nọ trở nên cáu bẩn, quát: “Thật khiếp, trước làm hòa thượng chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà mà! Không ai giống anh, đồ sợ đàn bà!”
Việc trong thôn cần mọi người bàn bạc, tất cả đàn ông đều đến, mọi người thấy vậy kích bác: “Việc này anh cũng quyết được cơ à, hay là phải gọi vợ đến”. Ấy vậy mà chồng đưa vợ đến dự thật.
Vợ quản được chồng trong lòng vô cùng đắc ý, thủ thỉ với chồng về những điều không phải ở mẹ chồng.

Chồng nghe vậy thở dài bảo vợ: “Em biết vì sao anh không đánh hay la em mỗi lần em quản anh không? Là vì mẹ anh đấy. Cả đời mẹ khổ sở vì tính bố thô bạo, không hài lòng là câu trước câu sau ông đều đánh mẹ. Mẹ anh bị bố đánh đến nỗi gãy cái gậy to bằng cổ tay, gãy cả ghế. Mẹ anh vì các con mà nhẫn nhịn cả đời, mỗi lần anh nhìn thấy mẹ bị đánh anh đều tự thề với lòng mình là khi lấy vợ sẽ không làm vợ anh đau một đầu ngón tay. Không phải anh sợ em, đó là vì anh không quên được lời mẹ: Là đàn bà sinh ra là để đàn ông yêu thương chứ không phải sinh ra để bị đàn ông đánh”.
Vợ nghe chồng nói, ngây cả người, thật không thể tưởng tượng được chồng lại có tình yêu thương những người phụ nữ trong cuộc đời mình tuyệt vời đến thế. Từ đó, chồng uống rượu con cà con kê với bạn vợ không còn ra nắm tai kéo đi nữa, đôi lúc trời nóng còn bưng nước cho chồng uống.
Có người hỏi chồng: “Mày dạy vợ kiểu gì hay thế?”
Chồng nghiêm túc trả lời: “Đánh đàn bà sẽ có người khẩu phục, còn yêu thương đàn bà thì sẽ là tâm phục khẩu phục”.
Xem thêm: Tiếng lòng của người nội trợ – Câu chuyện nhân văn khiến nhiều người phải suy ngẫm
Đọc thêm
“Trái tim người mẹ” là một câu chuyện nhân văn, giản dị nhưng lại đầy ấm áp về tình mẫu tử thiêng liêng khiến người ta cảm thấy ấm lòng mỗi khi nhắc đến.
Sự sống vô cùng quý giá, thế nên Đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng đến sự sống của cỏ cây.
Trong lớp học thiền, thiền sư Vô Đức thấy có nhiều học trò với nhiều tính cách khác nhau nên đã quyết định kể câu chuyện "nhàn nhã là địa ngục" để thức tỉnh nhân tâm.
Tin liên quan
Đức Phật dạy, phiền muộn và nỗi buồn của con người bắt nguồn từ những khó khăn của cuộc sống và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Chỉ cần buông bỏ được phiền muộn, đời ắt an nhiên tự tại.
“Định giá vương quốc bằng chén gạo” là bài học nhớ đời dành cho nhà vua tham tham, ngu ngốc và cũng là bài học lớn dành cho tất cả chúng ta.
“Cái bát vỡ của người ăn xin” là câu chuyện về một chàng trai lên túi tìm cao nhân đắc đạo nhưng cuối cùng lại ngỡ ngàng thức tỉnh vì câu nói của một người ăn xin.