Bài học làm người – Câu chuyện nhân văn đầy sâu sắc

“Bài học làm người” là câu chuyện nhân văn từ vị thầy giáo giàu lòng yêu thương khiến nhiều người không khỏi xúc động và sinh lòng kính trọng.

Diệu Nguyễn
05:00 25/04/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Bài học làm người”

Một hôm tại lớp võ của tôi tập có chuyện không vui xảy ra. Đây là lần đầu tiên có võ sinh bị mất tiền từ phòng chứa đồ chung dành cho mọi người. Nạn nhân là một huyền đai tên Cheng, nữ sinh viên năm cuối, du học sinh từ Singapore về. Cuối ngày hôm ấy cô ấy đã ghé qua ngân hàng rút một số tiền lớn (khoảng $5000 đô la) để sáng mai đóng tiền cho trường và lo một số việc gia đình.

Do quá chủ quan vì suốt 3 năm theo học tại võ đường chúng tôi chưa bao giờ bị mất một thứ gì. Cheng cũng vậy nên vô tư để tiền ở phòng chứa đồ.

Trong giờ giải lao 5 phút, Cheng phát hiện ra ví tiền còn nguyên trong ngăn kéo nhưng tất cả số tiền đã không có mà bay. Hoảng hốt cô liền hô to mất trộm và quyết định gọi cảnh sát đến để giải quyết. Cô còn đề nghị thầy giữ tất cả mọi người trong lớp chờ để điều trong cho ra lẽ.

Bai-hoc-lam-nguoi-cau-chuyen-nhan-van-day-sau-sac-1

Lúc ấy, thầy tôi – một võ sư gốc Nhật 70 tuổi, đăm chiêu suy nghĩ. Chờ khi mọi người xung quanh lắng xuống, thầy ôn tồn nói: “Đây là lần đầu tiên trong 50 năm dạy dạy võ của thầy và cũng là lần đầu sau 20 năm thành lập võ đường xảy ra chuyện không vui thế này. Thầy rất buồn về sự việc đã xảy ra, nhưng thầy cũng hiểu rằng con người ai cũng có lúc sai trái và sa đà trong việc mình làm. Là người dạy các em, thầy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thầy xin cam đoan với các em, nếu hôm nay không tìm ra được số tiền đó thì thầy xin đứng ra gửi lạ số tiền đã mất cho Cheng. Tuy nhiên, nếu người lấy cắp số tiền đó là một học trò yêu thương nào đó của thầy…Thầy xin em Cheng cho thầy giải quyết theo cách của thầy nhé!”.

Đám võ sinh bên giới nghe thầy nói vậy thì vô cùng xôn xao. Có người im lặng, có người buồn, có đứa thì giơ tay đề nghị thầy phải làm cho ra lẽ, đứa thì bảo gọi cảnh sát đến ngay để làm rõ trắng đen việc này,…

Thầy đưa tay đề nghị mọi người giữ im lặng, rồi thầy nói: “Thầy xin lỗi tất cả trước và đây là cách giải quyết của thầy, không cần gọi cảnh sát làm gì. Xin tất cả ra sân đứng sắp hàng, không được thiếu một ai. Sau đó, từng người một bước vào võ đường một mình trong vài phút, nếu ai lỡ mượn tiền bạn mà chưa xin phép thì cứ lấy ra bỏ lại vào ví cho bạn. Rồi tất cả ra đây xếp hàng lại nhé. Người cuối cùng vào xem lại ví tiền sẽ là em Cheng. Tuy nhiên, trước hết xin cho thầy và em Cheng cùng một võ sinh lớn tuổi nhất lớp chúng ta vào xem nơi mất tiền vài phút nhé!”.

Nói xong, thầy, Cheng và vị võ sư đàn anh của chúng tôi cùng vào nơi để chiếc ví rồi trở ra. Sau đó, từng người một lặng lẽ đi vào bên trong võ đường.

Bai-hoc-lam-nguoi-cau-chuyen-nhan-van-day-sau-sac-3

Hơn 1 giờ mọi người đi vào và đi ra, đúng như dự kiến của thầy số tiền đã được ai đó bỏ lại vào ví của Cheng. Không chỉ Cheng vui mừng khi tìm lại đủ số tiền bị mất mà mọi người cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng nhìn sâu trong mắt mọi người khi ấy, dường như ai cũng có chút tâm trạng gì đó.

Trong suy nghĩ của tôi, nếu như thầy đồng ý gọi sở cảnh sát thì người bạn lấy trộm tiền từ chiếc ví kia chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt của pháp luật. Dù biết việc trừng trị tội phạm không có gì là sai, nhưng đôi khi nó lại khiến một người mãi mất đi cơ hội sửa sai. Họ không thể chuộc lại lỗi lầm và làm lại từ đầu. Những gì thầy làm khi ấy không những giúp Cheng tìm lại số tiền đã mất mà còn giúp một học trò khác có cơ hội hoàn lương. Đó là bài học làm người sâu sắc mà chúng tôi đều cảm nhận được. Tôi cũng tin rằng, người nhận được sự tha thứ, khoan dung ấy cũng sẽ hồi tâm chuyển ý, sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Bài học làm người từ thầy sẽ không khắc sâu trong lòng tôi cùng mọi người đến vậy nếu không có chuyện này. Đó là khi vào nơi mất tiền trong phòng, một bao thư đóng kín còn nguyên đã được đặt trên ghế. Trên bao thư có ghi chú bằng mực đen và bên cạnh là một tờ giấy ai đó viết vài từ nguệch ngoạc cũng bằng tiếng anh. “Đây là số tiền thu phí tháng này, trong các con ai đang kẹt tiền thì cứ lấy, không cần trả lại thầy…” – trên bao thư. Và tờ giấy bên cạnh ghi “Con xin lỗi thầy và mọi người, con không dám nhận số tiền từ thầy. Nhưng con hứa, sẽ không bao giờ làm như vậy nữa…”.

Xem thêm: Giám đốc khu bếp – Câu chuyện sâu sắc dành cho mọi gia đình

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận