5 cách giúp con hiểu chuyện, thông minh hơn của cha mẹ thông thái

Dưới đây là 5 cách giúp con thông minh, hiểu chuyện hơn mà cha mẹ thông thái thường áp dụng khi con phạm lỗi, cư xử sai cách.

Diệu Nguyễn
17:00 14/08/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trẻ dậy thì (từ 14 – 15 tuổi) là giai đoạn được gọi là “thời kỳ chống đối”. Đôi khi cha mẹ càng muốn giải quyết, xung đột lại càng nghiêm trọng. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đồng hành cùng con để vượt qua giai đoạn này nếu biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp với tâm lý của trẻ.

Chuyên gia tâm lý Lynne Azarchi – Giám đốc điều hành của Trung tâm Thanh thiếu niên Kids Bridge đã khẳng định rằng, điều quan trọng là bạn phải chấp nhận rằng không ai sinh ra đã hoàn hảo cả. Con bạn cũng sẽ có lúc đưa ra những lựa chọn sai lầm. Chìa khóa để thay đổi suy nghĩ, hành động của trẻ phụ thuộc vào việc bạn xử lý và ứng phó với những tình huống như thế nào.

Dưới đây là 5 cách giúp con hiểu chuyện và thông minh hơn mà các bậc cha mẹ nên áp dụng:

1.   Cách giúp con hiểu chuyện hơn: Tập trung vào hành vi của con trẻ

Thay vì lời khen cho có, bạn nên dành thêm vài giây để khen ngợi những hành vi cụ thể của con sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như  “Cất dọn đồ chơi là một việc làm rất đáng khen của con!”. Và hãy làm điều tương tự như vậy khi phê bình con, tức là phê bình “hành vi” của trẻ thay vì “con người” chúng. Ví dụ, thay vì nói “Con hư quá, con là một người anh tồi” thì hãy nói “Mẹ không thích con đánh em mình như thế, đó không phải là hành động tốt mà một người anh nên làm”.

5-cach-giup-con-hieu-chuyen-thong-minh-hon-cua-cha-me-1

Điều này sẽ giúp trẻ biết cụ thể mình cần thay đổi ra sao để trở nên tốt hơn, chứ không phải lúc nào cũng bị phân loại là trẻ “ngoan” hay “hư” một cách máy móc. Điều cha mẹ cần làm là giúp trẻ nhận thức tốt hơn, sau đó bản thân trẻ sẽ tự thay đổi suy nghĩ và biết cách đưa ra những lựa chọn đúng để hoàn thiện bản thân.

2.   Cách giúp con hiểu chuyện hơn: Tận dụng cảm giác áy náy thay vì xấu hổ

Giáo sư tâm lý học Adam Grant cho rằng, sự xấu hổ của con trẻ sẽ khiến chúng nông nổi hơn, dẫn tới những hậu quả tồi tệ. Nhưng cảm giác áy náy lại có thể trở thành động lực mạnh mẽ nếu biết áp dụng cẩn thận.

Ông giải thích thêm rằng, nếu con làm điều gì đó chưa đúng, cha mẹ không ngừng nhắc lại hành vi này sẽ khiến trẻ xấu hổ, sinh ra tâm lý phản nghịch. Ngược lại, cha mẹ bình tĩnh lý giải về hậu quả không tốt mà hành vi đó mang lại, khiến mọi người xung quanh chịu ảnh hưởng tiêu cực như thế nào sẽ khơi gợi cảm giác áy náy ở trẻ. Đó sẽ là động lực để con có hành vi tích cực hơn trong tương lai.

Adam Grant nói: “Khi áy náy, trẻ có xu hướng hối hận và đồng cảm với những người mà chúng đã làm tổn thương, cũng như cố gắng sửa chữa để khiến điều đó trở nên đúng đắn hơn”.

3.   Cách giúp con hiểu chuyện hơn: Xây dựng giá trị cho trẻ

Giáo sư tâm lý học Adam Grant khuyến nghị rằng, cha mẹ nên để con cái tham gia vào các công việc hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ. Tốt nhất là bắt đầu trong thời điểm trẻ biết đi và trước khi học mẫu giáo. Điều này sẽ dạy con cách giúp đỡ mọi người, chia sẻ công việc chung và đem tới cho chúng sự hài lòng với bản thân. Trẻ cũng sẽ vui vẻ, tự tin hơn khi thấy mình làm điều gì đó có ích.

5-cach-giup-con-hieu-chuyen-thong-minh-hon-cua-cha-me-2

Cha mẹ cũng có thể nâng cao nhận thức về giá trị của con bằng cách đặt những câu hỏi như: “Con có thể chơi với em con 10 phút để mẹ làm nốt công việc của mình được không?”.

Giáo sư Lynne Azarchi cũng chia sẻ rằng: “Tôi ước mình có thể hiểu ra kinh nghiệm này sớm hơn. Như vậy, tôi đã không phải “đánh vật” với chính con cái của mình khi chúng lớn lên mà không hề có thói quen giúp đỡ công việc trong nhà. Rút kinh nghiệm từ sai lầm của tôi, các bậc cha mẹ hãy bắt đầu yêu cầu con cái giúp đỡ những công việc đơn giản ngay từ giai đoạn đầu đời của con”.

4.   Cách giúp con hiểu chuyện hơn: Chia sẻ cảm xúc

Đây là một mẹo nuôi dạy con tuyệt vời đến từ Tiến sĩ Markus Paulus - Giáo sư tâm lý học phát triển tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức. Ông ấy khuyên cha mẹ nên có cuộc trò chuyện cởi mở với con cái. Hoạt động này sẽ giúp đôi bên cùng khám phá cảm xúc của nhau.

Nếu con trai bạn la hét với em gái của mình, hãy hỏi con bạn cảm thấy như thế nào trong thời gian đó. Và chúng nghĩ rằng em mình có thể cảm thấy như thế nào khi bị la mắng.

Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ giúp trẻ học được sự đồng cảm, bước vào thế giới tuyệt vời của cảm xúc. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã quan sát các bậc cha mẹ đọc sách tranh cho con cái của mình từ khi còn nhỏ. Và họ phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được yêu cầu thảo luận về cảm xúc trong sách cho xu hướng chia sẻ nhiều hơn và thường xuyên hơn.

5.   Cách giúp con hiểu chuyện hơn: tránh “hối lộ” con

Đôi khi các bậc cha mẹ thường nóng vội muốn đạt được kết quả ngay trong việc nuôi dạy con. Do đó, họ từ bỏ việc cố gắng sửa chữa hành vi xấu của con, thay vào đó lại dùng phương pháp “hối lộ” khi muốn con làm gì đó tốt. Các chuyên gia cho rằng, đây là một thói quen hoàn toàn không nên.

5-cach-giup-con-hieu-chuyen-thong-minh-hon-cua-cha-me-3

“Hối lộ” con là một “chiến lược” chỉ có tác dụng ngắn hạn. Hành vi tốt là thói quen chứ không phải là một điều kiện đánh đổi bằng những món đồ chơi, món ăn yêu thích,… Cha mẹ thông thái nên khai thác nguồn ước muốn làm điều tốt một cách tự nhiên xuất phát từ chính con trẻ.

Xem thêm: Trẻ hoạt ngôn và trẻ trầm tính lớn lên sẽ có tương khác nhau, bố mẹ cần lưu ý!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận