"4 YÊU 3 KHÔNG" - nghệ thuật giáo dục đỉnh cao để tạo ra những đứa trẻ có tương lai xán lạn
Dạy con là nghệ thuật, trong đó cha mẹ là những nhân tố then chốt quyết định sự phát triển lành mạnh của trẻ.
3 KHÔNG LÀ GÌ?
Không so sánh con của bạn với con của người khác
Khi so sánh con mình với con người khác, bạn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con. Những ảnh hưởng rõ ràng đó là:
1. Áp lực
Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục bị so sánh. Bố mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, điều này sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ.
2. Làm trẻ tự ti, kìm hãm tài năng của trẻ
Khi bố mẹ liên tục so sánh con mình với con người khác, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có năng lực. Từ đó trẻ có xu hướng sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Thế nhưng điều này hoàn toàn không ổn vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần cũng như khả năng học tập của trẻ. Ngoài ra, khi tài năng của trẻ không được người lớn trân trọng, khen ngợi, mà bị xem là trò con nít, bé sẽ mất dần sự tự tin, dẫn đến năng khiếu đó không có chỗ để phát triển và sẽ biến mất.
3. Tạo thái độ bất cần
Nếu tài năng hoặc thành tích của đứa trẻ luôn bị bỏ qua thì bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ nữa. Nguyên nhân chỉ vì bạn luôn ủng hộ những đứa trẻ khác có kết quả ấn tượng hơn.
4. Trẻ sẽ giữ khoảng cách với bố mẹ
Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với bố mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con về sau.
Không nói về kết quả học tập của con bạn
Việc cha mẹ liên tục phàn nàn về kết quả học tập của con không những chỉ khiến trẻ chán học hơn, mà còn gây trở ngại giao tiếp về mặt tinh thần và khiến cho con trở nên ngại giao tiếp với cha mẹ.
Không cãi nhau trước mặt con cái
Cha mẹ nên tránh không bao giờ cãi nhau trước mặt con cái. Điều cha mẹ tốt cần làm là tạo một môi trường gia đình hòa thuận cho trẻ em vì điều này là tối quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của trẻ.
4 YÊU CẦU GỒM NHỮNG GÌ?
Cố gắng khám phá các ưu điểm của con
Cha mẹ nên học cách khám phá và cổ vũ những ưu điểm của con mình, khen ngợi con dù đó là những việc rất nhỏ. Khi trẻ được cha mẹ công nhận, chúng sẽ cảm thấy bản thân có giá trị và điều này sẽ khiến trẻ tự tin hơn.
Học kỹ năng giao tiếp với con cái
Cha mẹ nên học kỹ năng giao tiếp với con cái. Cách nói chuyện của cha mẹ rất quan trọng, để có thể cho trẻ cảm thấy chúng đang được cha mẹ quan tâm. Niềm vui, sự hạnh phúc và sự phát triển lành mạnh của trẻ quan trọng hơn bất kì thành tích nào.
Cùng con tìm ra những sở thích chung
Cha mẹ nên cùng con tìm ra những sở thích, thú vui chung. Bằng cách này, cha mẹ có thể tìm thấy tiếng nói chung với trẻ và nhờ đó có thể đi vào thế giới nội tâm của trẻ;
Kết bạn với con
Cha mẹ nên kết bạn với con cái. Cha mẹ nên hạ thấp cái tôi của mình và coi con cái như những người lớn thực thụ. Cha mẹ không nên bắt ép con làm những việc cụ thể, mà nên giải thích và cho con lựa chọn. Trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi được coi như những cá nhân độc lập và được tôn trọng, bao gồm tôn trọng cảm xúc, mong muốn và quyền riêng tư của trẻ.
Đọc thêm: Câu chuyện "bé gái 5 tuổi vạch trần hành vi của kẻ bắt cóc" - Bài học hay trong việc bảo vệ con cái
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận