3 mẩu chuyện "kinh điển" về cách dạy những bà mẹ Trung Quốc cổ đại: Nhân tài do tay mẹ nhào nặn mà ra

Người xưa có câu: “Một đời mẹ không tốt, mười đời con không tốt”. Câu nói nhằm nhấn mạnh vai trò to lớn của người mẹ trong việc giáo dục con cái.

Minh Hằng
Minh Hằng 27/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Mẹ hổ" đang là phương pháp giáo dục con cái được xem như hình mẫu, bảo đảm cho sự thành đạt trong tương lai của các con. Nhưng vào thời xa xưa, “mẹ hổ” lại được dùng để mô tả về những bà mẹ Trung Hoa mẫu mực.

Người Trung Hoa cổ xưa đề cao tính siêng năng, cần cù. Họ xếp trí tuệ và đức hạnh cao hơn vô số lần so với lợi ích vật chất đơn thuần. Người xưa quan niệm: “Thà là người ngu ngốc và không có khả năng còn hơn là kẻ giỏi giang nhưng gian ác”.

Trong xã hội Trung Quốc xưa, người đàn ông luôn làm chủ gia đình và là người có 'quyền lực' nhất. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để gạt bỏ tầm quan trọng của người phụ nữ trong việc 'tề gia'.

Cuốn “Liệt nữ truyện – Chu thất tam mẫu” miêu tả về ba vị hoàng hậu nhà Chu là Thái Khương, Thái Nhâm và Thái Tự – ba thế hệ nàng dâu họ Cơ, lần lượt là thê tử của ba vị quốc vương khai sáng triều đại nhà Chu (1100 TCN – 221 TCN) là Cơ Thái Vương, Cơ Quý Lịch và Chu Văn Vương.

Ba vị quốc vương hiền đức, ba vị phu nhân của họ đều trang nghiêm, chân thành cung kính, xứng đáng là mẫu nghi thiên hạ. Ba vị phu nhân đều là những tấm gương sáng, cảm hóa gia quốc, phò tá ba vị quốc vương kiến lập nên cơ nghiệp nhà Chu hưng thịnh vĩ đại, kéo dài tới 800 năm, được người đời sau ca tụng là “Chu thất tam mẫu”.

Trong ba vị phu nhân, Thái Tự là hoàng hậu sau cùng, càng thêm hiền thục. Bà vô cùng ngưỡng mộ danh tiếng đạo đức của tổ mẫu Thái Khương và mẹ chồng Thái Nhâm, lại kế thừa đức hạnh của họ. Bà cần kiệm chăm lo việc nhà, tương trợ chồng giáo dục con cái, xử lý việc nội cung gọn gàng ngăn nắp, toàn lực hiệp trợ Văn Vương, giúp ông chuyên tâm trị vì đất nước, thi hành chính sách có lợi cho dân, giáo hóa đại chúng. Thái Tự được tôn xưng là “Văn Mẫu”, được khen tụng là “Văn Vương cai trị bên ngoài, Văn Mẫu cai trị nội các bên trong”.

Không chỉ có những tấm gương này, dưới đây là ba câu chuyện về các “hổ mẫu” nổi tiếng trong việc giáo dục con thời Trung Hoa cổ đại.

Mẹ Mạnh Tử chuyển nhà ba lần

cach-giao-duc-con-dac-biet-cua-3-ba-me-vi-dai-trong-lich-su-trung-hoa-1.
Ảnh: CafeF

"Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ". Đây là một trong những câu nói nổi tiếng được các ông giáo ngày xưa dùng để dạy bảo học trò.

Câu nói này liên quan đến một truyền thuyết nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.

Vào thời đó, Chương Thị, mẹ của nhà triết học nổi tiếng Mạnh Tử đã nuôi dạy ông với những khuôn phép lễ nghi rất khắt khe.

Để con có môi trường học tập tốt, thậm chí bà đã chuyển nhà tới 3 lần.

Ngôi nhà đầu tiên họ chuyển đến gần một nghĩa trang. Thấy con trai mình thường hay lẻn ra bãi tha ma để nghịch ngợm, bà liền lập tức chuyển nhà.

Lần thứ 2, ngôi nhà của họ ở gần một khu chợ. Mạnh Tử bắt đầu học cách cân, đo, đong, đếm của những người bán hàng, hay khoe khoang đồ của mình.

Điều này khiến bà Chương Thị phật ý và quyết định chuyển đi lần nữa.

Phải đến nơi ở thứ ba khi ngôi nhà chuyển đến gần một khu trường học, bà mới thấy con trai mình có những biểu hiện ham học hỏi giống các bạn. Lúc này, bà mới định cư ở đây.

Bà cũng có nhiều phương pháp dạy con vô cùng nghiêm khắc nhưng cũng 'thấu tình đạt lý' không kém.

Nhờ đó mà Mạnh Tử bắt đầu dành nhiều thời gian đọc sách, viết chữ và không ngừng phấn đấu.

Sau này, quá trình nỗ lực học tập của ông đã trở thành chuẩn mực trong hầu hết các gia đình Đông Á.

Tăng Tử cảm nhận được nỗi đau của mẹ

cach-giao-duc-con-dac-biet-cua-3-ba-me-vi-dai-trong-lich-su-trung-hoa-2

Cuốn “Kinh điển về Đạo hiếu”, còn được biết đến với cái tên “Tiểu Kinh”, là một luận kinh điển của Nho Giáo đưa ra lời khuyên về lòng hiếu thảo. Khổng Tử đã so sánh tình mẫu tử với một loại tình cảm có tính tương tác gắn kết xã hội, ông nói: “Khi người mẹ được người con tôn kính, thì khi đó quốc gia cũng được người dân tôn kính”.

Tăng Tử là một học trò của Khổng Tử, những ghi chép của ông về những cuộc đàm đạo của mình với những nhà hiền triết vĩ đại được người đời lưu truyền và ca tụng. Cha ông qua đời khi ông còn rất nhỏ, để lại cho ông rất nhiều gánh nặng gia đình.

Tương truyền, trong một lần đi lượm củi, cậu bé Tăng Tử cảm thấy ngực đau nhói, tức tốc chạy về nhà thì phát hiện mẹ không may bị thương. Ông cảm nhận được sợi dây liên kết giữa mẹ và con. Dù câu chuyện có thật hay không, nó cũng minh họa mối quan hệ gia đình đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa.

Tận trung báo quốc

cach-giao-duc-con-dac-biet-cua-3-ba-me-vi-dai-trong-lich-su-trung-hoa-3

Nhạc Phi là một vị tướng yêu nước thời Nam Tống (960-1279), lớn lên trong cảnh quốc gia loạn lạc, mục nát.

Khi người Khiết Đan mang quân đến xâm lược phía Bắc Trung Quốc, ông nhận được lệnh ra ngoài biên cương đánh giặc. Nhưng cùng lúc đó, mẹ già ở nhà cũng rất cần đến sự chăm sóc của ông.

Thấy con phải lựa chọn giữa nghĩa vụ trung với nước hoặc bổn phận làm tròn chữ hiếu, mẹ Nhạc Phi đã khắc 4 chữ 'Tận trung báo quốc' vào lưng ông.

Đối với bà, ước nguyện của con trai cũng chính là mong muốn của bà. Bà muốn con trai ra chiến trường mà không phải lo lắng chuyện ở nhà.

Sau này, Nhạc Phi đã trở thành vị tướng kiệt xuất nhất thời nhà Tống và là một bậc lương đống của quốc gia. Ông được biết đến nhiều nhất trong những cuộc giao tranh bảo vệ Nam Tống khỏi quân xâm lược nhà Kim. Lòng trung thành và sự tận tụy cống hiến của ông đối với đất nước không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ lãnh thổ nước nhà, mà quan trọng hơn là bảo tồn văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của đất nước Trung Hoa.

Đọc thêm: "4 YÊU 3 KHÔNG" - nghệ thuật giáo dục đỉnh cao để tạo ra những đứa trẻ có tương lai xán lạn

Đọc thêm

Một nghiên cứu của ĐH Harvard đã chỉ ra 4 đặc điểm của những đứa trẻ lớn lên giàu sụ, kiếm được nhiều tiền, bố mẹ cần để ý.

4 đặc điểm nhận diện đứa trẻ kiếm tiền giỏi trong tương lai: Cha mẹ cần biết để bồi dưỡng nhân tài
0 Bình luận

"Chú có biết mật khẩu điện thoại của mẹ cháu không? Những người quen ai cũng biết mật khẩu của mẹ" - câu hỏi nhanh trí của bé gái đã khiến bọn bắt cóc "toát mồ hôi", nhanh chóng bỏ chạy.

Câu chuyện 'bé gái 5 tuổi vạch trần hành vi của kẻ bắt cóc' - Bài học hay trong việc bảo vệ con cái
0 Bình luận

Ronaldo huấn luyện những đứa trẻ của mình trở thành ngôi sao từ nhỏ. Trong khi đó "kỳ phùng địch thủ" Messi lại để con sống theo bản năng.

'Kỳ phùng địch thủ' trên sân cỏ Ronaldo - Messi dù cách dạy con đối lập nhưng vẫn có 1 điểm chung
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất