Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ: Ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số IQ!
Trẻ không ngủ trưa thường xuyên, thường xuyên thức khuya, sáng thức dậy muộn, bỏ bữa sáng... Những thói quen này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả tương lai của con.

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại khiến con người thiên về lối sống "đêm". Tối hôm trước, họ thức khuya để làm việc nên coi việc dậy sớm vào sáng hôm sau là điều không cần thiết. Vì sống cùng với cha mẹ nên trẻ nhỏ cũng dần học theo lối sống không khoa học này.
Nhiều cha mẹ cho rằng, cho con đi học nhiều lớp sẽ khiến con học giỏi, thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, việc đảm bảo cho con ngủ đủ giấc và chất lượng là điều đơn giản nhất để con đạt được những cột mốc tăng trưởng quan trọng thì cha mẹ lại ngó lơ đi.
Nhiều chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và khẳng định, thói quen ngủ trưa mang lại vô vàn lợi ích cho trẻ nhỏ. Những trẻ có thói quen ngủ trưa thích hợp thường tập trung và thông minh hơn. Dưới đây là những lợi ích của việc ngủ trưa mà nhiều cha mẹ không hề hay biết.
Tăng cường năng lượng
Sau khi học tập và vui chơi vào buổi sáng, trẻ sẽ cần có thời gian tĩnh lại để phục hồi năng lượng, giúp cho nửa ngày còn lại có những hoạt động chất lượng hơn. Vì thế, những trẻ ngủ và không ngủ trưa sẽ có một khoảng cách lớn về sức khỏe.

Trong quá trình ngủ trưa, một số cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ tự phục hồi những tổn thương, hệ thống miễn dịch được hoàn thiện hơn, từ đó cơ thể sẽ càng thêm khỏe mạnh. Việc hoạt động liên tục cả ngày mà không được nghỉ ngơi sẽ khiến chức năng tự sửa chữa của cơ thể trẻ bị suy giảm, lâu dần sẽ sinh ra bệnh.
Có trí nhớ và IQ tốt hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, một người có trí nhớ tốt thường trải qua 2 quá trình ổn định và củng cố trước khi não bộ thực sự nghi nhớ. Quá trình ổn định sẽ diễn ra khi thức còn quá trình củng cố sẽ trải qua khi ngủ.
Trẻ bỏ qua giấc ngủ trưa sẽ mất đi bước đệm để cải thiện trí nhớ, không thể phát huy được trí tưởng tượng, khó tập trung và dễ cáu gắt hơn. Vì thế, ngủ trưa sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ cùng khả năng suy luận.
Phát triển chiều cao tốt hơn
Chu kỳ ngủ thứ 2 của trẻ chính là từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Để trẻ phát triển toàn diện, con phải được ngủ đủ giấc. Trẻ được ngủ trưa đầy đủ sẽ phát triển chiều cao tốt hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Cụ thể, sau bữa ăn, một giấc ngủ trưa sẽ giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển về thể chất, trong đó có chiều cao. Vì thế, muốn con cao lớn khỏe mạnh, cha mẹ nên đảm bảo cho con ngủ trưa phù hợp.
Tăng cường phát triển thị giác
Cả buổi sáng, con đã tham gia các hoạt động như đọc sách, học tập, xem TV, đặc biệt khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, TV sẽ khiến con dễ bị đau mắt, mỏi và khô mắt. Một giấc ngủ trưa sẽ giúp con làm dịu đôi mắt, tăng cường sức khỏe đôi mắt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt sau này.
Với tất cả những lợi ích trên, cha mẹ hãy đảm bảo cho con có thời gian ngủ trưa một cách hợp lý. Đừng để lối sống sai lầm thuở nhỏ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của con.
Xem thêm: Cha mẹ không cần quát mắng, nói uyển chuyển theo 7 cách này trẻ sẽ nghe lời ngay
Đọc thêm
Thay vì quát mắng hay dùng đòn roi, cha mẹ nên dùng những cách "lạt mềm buộc chặt" thông qua 7 cách nói này để trẻ ngoan ngoãn, vâng lời hơn.
Nếu muốn con có tương lai tươi sáng, rộng mở, cha mẹ nhất định phải nghiêm khắc với con 3 điều này, con lớn lên mới trở thành người có đức có tài.
Giáo dục tốt sẽ thưởng phạt rõ ràng. Đặc biệt, cha mẹ thông thái sẽ biết phê bình con một cách khéo léo thay vì la mắng hay đánh đập con.
“Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ” là câu than thở đầy xót xa của những người phụ nữ đã kết hôn. Tại sao họ lại nói câu như vậy? Đọc bài viết này để ngẫm nghĩ!
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.