Cha mẹ hay nổi nóng, hậu quả của con cái sẽ ra sao?
Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ vì bận rộn công việc mà không có thời gian quan tâm con cái. Họ còn mang áp lực công việc về, nổi nóng và trút giận lên con trẻ.
Việc nổi nóng với con cái là vô cùng dại dột và nguy hiểm. Điều này có thể khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ dễ có thái độ lạnh nhạt, si ngốc, mắc các chứng bệnh như tự kỷ, đau đầu…
Nếu dùng sự nổi giận để quản lý con cái, sự nóng giận này sẽ khiến trẻ phải mang theo áp lực, gánh nặng. Mỗi lần bố mẹ nổi nóng là một lần áp lực. Ngày tháng trôi qua, áp lực càng nhiều, sự bó buộc mơ hồ khiến trẻ bị đau đầu, hủy hoại tâm hồn trẻ. Sự giam cầm vô hình này cũng khiến trí não trẻ kém phát triển. Bố mẹ càng muốn trẻ học giỏi, trẻ sẽ học ngày càng kém, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của bạn.
Nổi nóng chẳng khác gì thuốc độc, không chỉ hại người mà còn hại mình. Đặc biệt là giữa những người thân với nhau, nếu càng trút giận sẽ càng khiến đối phương tổn thương. Cha mẹ và con cái sống chung với nhau, sự nóng giận sẽ khiến họ khó chịu, tính cách xấu cũng dễ dàng ảnh hưởng lẫn nhau.
Cha mẹ thường xuyên nổi nóng, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Những biểu hiện của cha mẹ hôm nay chính là biểu hiện của con cái ngày mai. Trẻ hay tức giận là do cha mẹ thường xuyên nổi nóng; trẻ thích lên án người khác là do cha mẹ ngày thường phê bình quá nhiều.
Trẻ hay phàn nàn là do ở nhà cha mẹ thường xuyên bắt bẻ. Nếu trẻ thích phản kháng, điều này chứng tỏ cha mẹ ở nhà thường xuyên cưỡng chế chúng. Trẻ không đủ lương thiện, chứng tỏ cha mẹ thiếu sự đồng cảm.
Trẻ nhút nhát là hậu quả của việc cha mẹ thường xuyên giễu cợt, la mắng. Trẻ lì lợm, không chịu sẻ chia, tâm sự với cha mẹ là do cha mẹ không quan tâm. Nếu trẻ không biết đúng sai, nguyên nhân do cha mẹ độc đoán, không cho trẻ cơ hội tự chủ cũng như tự suy ngẫm.
Những đứa trẻ tự ti là do cha mẹ thiếu kiên nhẫn, hay tỏ thái độ la mắng, thất vọng. Trẻ hay ghen tị, nhạy cảm, sợ bị tổn thương là do cha mẹ không dịu dàng, khoan dung. Nếu trẻ không thích bản thân là do cha mẹ không thừa nhận, không tôn trọng trẻ.
Cha mẹ yêu cầu quá cao, trẻ sẽ không nỗ lực và không biết vươn lên. Trẻ sống ích kỷ là do cha mẹ quá cưng chiều, muốn gì được đó. Cha mẹ không dạy trẻ cách thấu hiểu người khác, trẻ sẽ không hiểu được nỗi khổ của cha mẹ mình. Ngoài ra, cha mẹ xem nhẹ con cái, thường xuyên đả kích sẽ khiến trẻ tránh né, chùn thân. Nếu trẻ ỷ lại, lười biếng là do cha mẹ tự làm chủ quá nhiều. Cha mẹ thường xuyên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, con cái cũng sẽ sống bạo lực như thế…
Cha mẹ chính là tấm gương, là người thầy đầu tiên của con trẻ. Vì thế, tránh vì nổi nóng, họ cần phải tự xét lấy mình cũng như tự sửa đổi bản thân và tính cách. Cha mẹ sửa đổi tích cực, con cái tự động cũng sẽ thay đổi tích cực theo.
Với việc dạy dỗ con cái, cha mẹ cần kiên nhẫn, khoan dung. Đừng ngại ngần công nhận tài năng, khẳng định những điều tốt mà trẻ làm. Thường xuyên cổ vũ, khích lệ con cái, dành cho con những lời khen ngợi. Đồng thời, cha mẹ cũng giúp trẻ sửa đổi những thói quen không tốt, trau dồi kinh nghiệm và giúp trẻ bồi dưỡng tâm hồn.
Việc nuôi dạy con cái không hề dễ dàng. Là cha mẹ, hãy chọn cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt. Sự giáo dục của bố mẹ ngày hôm nay chính là tương lai của trẻ sau này.
Xem thêm: Thay vì bao bọc con mãi, cha mẹ hãy tập cho con 10 việc này để con tự trưởng thành
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận