Câu chuyện về cậu bé bán vé số: Ở hiền thì gặp lành, làm người tử tế trước khi làm người có học

Sự tử tế là điều chúng ta cần phải có trong cuộc sống này. Con người đâu cần phải làm ông nọ bà kia, đâu cần phải giàu sang phú quý, chỉ cần sống lương thiện, đó mới là đáng sống.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện cậu bé bán vé số và bài học về sự tử tế

Chiều tan học trên đường về đói bụng, tôi ghé quán xôi ở đường Nguyễn Văn Đậu. Trong lúc đợi mua xôi, tôi lấy điện thoại gọi cho đứa bạn thì giật mình khi có thằng nhỏ nhảy ra trước mặt.

Nó nói với giọng điệu rất nghiêm trọng: "Chú ơi, đừng dùng điện thoại ở đây, dễ bị giật lắm".

Thấy nó nói vậy thì tôi gật gù cho xong.

Thằng bé nói tiếp: "Con biết chú không mua vé số đâu, nhưng nếu được chú mua ủng hộ con 1 tờ thôi được không?".

Tôi ngạc nhiên, hỏi nó: "Sao con biết chú không mua? Cho chú một tờ đi".

Thằng bé nghe tôi nói vậy thì vui mừng trông thấy.

Tôi hỏi nó: "Con ăn gì chưa? Chú mua cho con hộp xôi nhé?"

Nó gật đầu, lí nhí cảm ơn. Rồi nó dặn chị bán xôi: "Cô ơi, phần xôi của con cô tách làm đôi để trong túi ni lông giúp con".

Tôi cảnh báo nó: "Dùng túi ni lông độc hại lắm".

Nó giải thích: "Vì nếu con xin thêm cái hộp thì tội cô bán xôi. Con để dành cho em nhỏ cũng đang bán vé số, chắc em chưa ăn gì".

Tôi vội bảo chị bán xôi: "Vậy chị cho thằng nhỏ thêm 1 hộp xôi nữa nhé, rồi tính tổng tiền cho em luôn".

Thằng nhỏ cầm 2 hộp xôi trên tay, luôn miệng cảm ơn rồi chạy vụt đi.

Lúc này, chị bán xôi mới kể: "Nhìn vậy chứ thằng bé nó tốt bụng lắm. Hôm trước trời mưa, thấy người ta bị tắt máy xe mà nó lao ra phụ đẩy, làm rơi xấp vé số xuống nước, thấy tội ghê. Tiền xôi mười nhìn em nhé".

Tôi thắc mắc: "Sao 3 hộp mà chỉ có 10 nghìn hả chị?"

Chị chủ quán xôi nói: "Không có em chị cũng cho nó mà. Chị tính tiền hộp của em thôi".

su-tu-te-la-dieu-can-ren-luyen-truoc-khi-hoc-kien-thuc-chuyen-mon-1
Câu chuyện tại quán xôi giúp tôi có bài học về sự tử tế. (ảnh minh họa)

Nghe chị nói mà tôi thấy bỗng nhiên mắt mình cay cay khi suy ngẫm về sự tử tế của con người. Vì thế mà tôi có bao giờ rời Sài Gòn được đâu. Con người ta, lòng tin có thể có lúc đặt sai chỗ, có lúc đúng, có khi bị phản bội, nhưng ở Sài Gòn muốn mất lòng tin cũng đâu có dễ. Tình cảm của người Sài Gòn thật ấm áp và đáng trân trọng biết bao.

Trên đường về nhà, tôi thấy vui trong lòng, nghêu ngao câu hát suốt dọc đường. Chúng ta đừng vội trách con người đối xử tệ, có chăng, nên trách những thứ khiến con người quay lưng với nhau.

Có câu nói: "Làm người tử tế trước khi làm người có học". Chúng ta đâu cần phải làm ông nọ bà kia, đâu cần phải giàu sang phú quý, chỉ cần sống lương thiện, rèn luyện sự tử tế, thì đó mới là đáng sống.

Ở hiền thì gặp lành, người biết cho đi thì phúc báo còn nhiều hơn là nhận lĩnh. Dù chúng ta ở đâu, làm gì, hoàn cảnh ra sao, chỉ cần sống lương thiện, trời xanh sẽ tự khắc an bài.

Rèn luyện để trở thành người tử tế trong cuộc sống hiện đại

Sự tử tế là phẩm chất đáng quý mà mỗi con người nên có. Người tử tế sẽ biết dùng lòng tốt của bản thân, chia sẻ những khó khăn của người khác, giúp cuộc sống của mỗi người bình yên hơn.

Người tử tế sống có lòng tốt bụng, thương yêu người khác, thấu hiểu trước nỗi bất hạnh của con người. Sống tử tế là sống có tấm lòng, từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp. 

Lòng tử tế tiềm ẩn trong mỗi con người, chỉ cần biết khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển thì sẽ giúp ích cho người khác, cho đời.

Tử tế là một phẩm chất nên không tự nhiên mà có, nó trải qua quá trình rèn luyện, học tập mới có được. Khi lòng tử tế đã hiện hữu, con người phải biết gìn giữ, áp dụng và nhân rộng. 

Dưới đây là những phẩm chất tiêu biểu mà con người cần rèn luyện để trở thành người tử tế:

Lòng nhiệt huyết

Người tử tế có sự nhạy cảm trước những bất công, cảm thông trước nỗi đau khổ của người khác. Họ sẵn sàng dấn thân làm những việc giúp đỡ người xung quanh.

Quan điểm sống của người tử tế là không thờ ơ, bàng quang, lãnh cảm hay vô tích sự. Họ luôn chủ động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần giúp đỡ người khác, khiến cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nơi nào có lòng nhiệt huyết, nơi đó xuất hiện nhiều việc nghĩa. Người nào có lòng nhiệt huyết, người đó sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua trong tiếc nuối.

su-tu-te-la-dieu-can-ren-luyen-truoc-khi-hoc-kien-thuc-chuyen-mon-2
Mỗi người hãy học làm người tử tế trước khi làm người có học.

Sự cao thượng 

Trong cuộc sống, người tử tế luôn cao thượng, bao dung, độ lượng. Họ không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, không phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. 

Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất dung dị, thiết thân với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.

Họ biết quan tâm đến người khác với động cơ trong sáng với hành động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí, họ có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm để hướng đến đại cuộc.

Biết giúp đỡ 

Cuộc sống với nhiều bận rộn, khó khăn phải đối mặt khiến con người đôi khi quên mất việc quan tâm, hỏi han, giúp đỡ nhau. Dành sự quan tâm cho người khác khiến mối quan hệ giữa con người trở nên thân thiết, gần gũi.

Đôi khi chỉ là lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người đang cần lời khuyên… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ.

Đâu cần đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực, chúng ta có thể quan tâm những điều nhỏ nhặt, bình thường nhưng không tầm thường. Sự quan tâm của chúng ta về cuộc đời sẽ giúp cuộc sống có ý nghĩa.

Quan tâm bằng lời nói, hoặc bằng hành động trợ giúp. Đó chính là sự cho đi, là nghĩa cử tạo nên niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời.

Biết cho đi

Sự tốt bụng của người tử tế không chỉ dừng lại trong suy nghĩ mà còn được hiện thực hóa bằng hành động. Người tử tế cảm nhận được nỗi đau của kiếp người, từ đó họ chia sẻ, biết cho đi bằng cả tấm lòng.

Khi chúng ta giúp đỡ người khác thực ra là làm cho chính mình trở nên cao thượng. Chúng ta phụng sự cho cuộc đời thực ra là đang làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa.

Cuộc sống này, không ai giàu đến mức có thể giúp đỡ tất cả mọi người trên hành tinh, cũng không ai nghèo đến nỗi không thể cho người khác một cái gì. Chỉ cần có tấm lòng, ta đều có thể cho đi. Hãy dành một phần chi tiêu không cần thiết của bản thân và gia đình để tặng cho những mảnh đời kém may mắn hơn. Khi chúng ta biết ban tặng người khác, thực ra không mất đi những thứ mình đang có mà là làm cho những thứ mình sở hữu trở nên có ý nghĩa hơn.

Xem thêm: Câu hỏi kiểm tra bất ngờ giúp tôi học được cách làm người nhân đức

Đọc thêm

Dù có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng không ít các tỷ phú vẫn mắc sai lầm "chết người", khiến họ thiệt hại hàng trăm triệu đô.

5 bài học đắt giá từ những tổn thất triệu đô của các tỷ phú: Đời người ai cũng có lúc phạm sai lầm
0 Bình luận

Sự tế nhị còn có sức hấp dẫn hơn cả trí tuệ, quyến rũ hơn cả sắc đẹp. Người thông minh xinh đẹp mà kém tế nhị thì sẽ chỉ khiến bản thân thành kẻ ngạo mạn khó ưa.

Cậu bé 4 tuổi giúp tôi có bài học về sự tế nhị: Sức hấp dẫn hơn trí tuệ, quyến rũ hơn sắc đẹp
0 Bình luận

Học làm người là điều mà chúng ta phải học cả đời này mãi chẳng bao giờ có thể học hết được. Muốn cải thiện bản thân, hãy không ngừng học hỏi mỗi ngày.

Câu chuyện của bà cụ tại ngân hàng: Học làm người là khóa học cả đời, không bao giờ tốt nghiệp
0 Bình luận

Xã hội hiện đại với sự đan xen giữa thiện và ác, chữ tâm càng trở nên quan trọng. Con người ta phải sống có tâm, phải biết tu tâm theo lời Phật dạy, điều chỉnh cái tâm hướng về chân thiện mỹ. 

Chuyện tại sân ga và bài học đáng suy ngẫm về cái tâm của con người
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 9 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 13 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất