Phong thủy tốt nhất của đời người, hóa ra không phải chỉ là địa thế

Con người thường nghĩ rằng phong thủy tốt nhất chính là chọn được địa thế tốt, sắp xếp đồ vật hợp lý, nhưng có một thứ còn quan trọng hơn rất nhiều.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Phong thuỷ" là một học thuyết có nguồn gốc từ thời cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến vận mệnh, phúc họa của đời người. Theo nghĩa đen, "phong" là gió, "thủy" là nước.

Chúng ta thường nghĩ phong thủy tốt liên quan đến địa thế, cách sắp xếp bày trí đồ đạc, ít ai biết rằng, còn 1 điều rất quan trọng khi nói đến phong thủy đời người. Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác về phong thủy.

Thế đất phong thủy từ xấu biến thành tốt

Vương Dương Minh (1472 - 1529) tên thật là Vương Thủ Nhân, là một nhà chính trị, nhà triết học nổi tiếng của triều Minh. Ông là mẫu người "văn võ song toàn", một đời cống hiến biết bao công trạng cho đất nước. Vương Dương Minh, thời bình thì nghiên cứu triết học, đèn sách, dựng lập nên "Dương Minh phái" có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước Á Đông, thời chiến thì thân hành dẫn binh dẹp loạn, dẹp thổ phỉ.

Vào những năm cuối đời, ông tự tìm cho mình một miếng đất ở sơn trang Lan Đình Tiên Hà phía ngoài thành Thiệu Hưng (Chiết Giang) để làm nơi an táng khi trăm tuổi. Miếng đất này ban đầu có vị trí không đẹp. Trước núi có 2 con sông nhỏ giao nhau đã ăn mòn chân núi bên phải, khiến cho phần đất bên trong trở nên quá hẹp.

Các thầy phong thủy cho rằng thế đất không tốt nên đã nhiều lần khuyên Vương Dương Minh bỏ đi. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên ý định của mình, nhất quyết chọn đó làm nơi an nghỉ cuối cùng.

Một thời gian sau, ông lão sống trên núi nằm mơ thấy một vị thần tiên thân mặc áo bào đỏ, lưng thắt đai ngọc, đứng ở trên sông nói: "Ta muốn trả lại đường cũ cho con sông này".

Và rồi, cơn mưa dông nổi lên, dòng nước tràn ra khiến con sông đổi hướng về bờ phía Nam. Phần đất mà Vương Dương Minh chọn bỗng dưng rộng thêm cả trăm dặm, trở thành một mảnh đất phong thủy cực tốt với thế lưng dựa đồi núi, tầm nhìn thoáng đãng. Mọi người thấy đều kinh ngạc, khen ngợi đức lớn của Vương Dương Minh có thể cảm động thần linh, thay đổi được thế đất phong thủy.

phong-thuy-tot-nhat-doi-nguoi-hoa-ra-khong-phai-chi-la-dia-the-1

Chuyện lạ cũng đã xảy ra sau khi Vương Dương Minh qua đời. Trên đường bình định phản loạn trở về, ông bất ngờ qua đời ở Lâm An, Giang Tây. Người dân ven đường vây quanh linh cữu khóc lóc, đưa tiễn bậc đại nho. Đến Nam Xương, phải đi đường thủy về Chiết Giang, gió ngược chiều thổi suốt mấy ngày liền, thuyền không sao đi nổi.

Học trò của ông tên Triệu Uyên phải quỳ dập đầu trước linh cữu ông mà khấn rằng người thân và học trò ở Chiết Giang đều đang chờ đợi phu tử về. Sau đó, bỗng nhiên gió đảo chiều, trở thành gió Tây, thuyền căng buồm, chỉ 6 ngày đã về đến Chiết Giang. Ai cũng cảm thán đại đức của Vương Dương Minh có thể cảm động trời đất cả lúc còn sống và sau khi đã qua đời.

Phong thủy địa thế không bằng thiện tâm

Bậc thầy phong thủy sau chặng đường dài cảm thấy vô cùng khát nước. Trông thấy một trang viên, ông vội vàng đi tới xin chén nước.

Chủ nhà từ trong đi ra nói ông đợi ngoài cửa chờ mình đi lấy nước. Thầy phong thủy đợi thật lâu, trong lòng có chút khó chịu.

Cuối cùng, nước được đưa tới và đựng trong một chiếc bát. Ông đang định uống một miếng nước thật lớn, không ngờ trên mặt nước rắc nhiều cám và còn rất nóng.

Thầy phong thủy tức giận, nghĩ rằng gia chủ này tâm địa thật độc ác muốn hành hạ ông. Do quá khát, ông chỉ có thể nén tức giận, vừa thổi cám gạo trôi đi, vừa làm cho nước nguội dần rồi uống từng chút một.

Sau đó, thầy phong thủy đã giới thiệu một mảnh đất có phong thủy xấu cho gia đình này nhằm trả thù.

Một vài năm sau, thầy phong thủy lại đi qua trang viên này. Điều ông không ngờ chính là ở đây phong cảnh tươi đẹp, càng thêm thịnh vượng, một mảnh đất cát tường.

Vì quá tò mò, ông đã yêu cầu được gặp chủ nhân để cho biết chuyện bát nước trước kia và tìm hiểu về phong thủy ở đây.

Chủ nhân là một bà lão. Sau khi lắng nghe, bà mỉm cười và nói: "Trong phạm vi mấy km ở vùng này không có người, người đi đến đây nhất định phải đi rất xa, lập tức uống nước có hại đối với cơ thể. Cho anh chờ một lúc là vì để hơi thở của anh ổn định lại. Nước lạnh càng làm tổn hại thân thể, do đó thay bằng nước sôi, cho thêm cám là hy vọng anh uống chậm rãi, uống một miếng nước lớn có hại đối với cơ thể…".

Nghe nói vậy, thầy phong thủy hết sức xấu hổ. Sau đó, ông đã từ bỏ các loại phong thủy, chuyên tâm tu dưỡng bản thân. Bởi cuối cùng ông đã nhận ra được rằng, tốt hơn phong thủy rất nhiều chính là thiện tâm, cao hơn phép thuật chính là nhân quả.

phong-thuy-tot-nhat-doi-nguoi-hoa-ra-khong-phai-chi-la-dia-the-2

Phong thủy lớn nhất đời người chính là thiện tâm

Bàn về phong thủy đời người, người xưa nói: "Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích".

Hai câu chuyện trên cho thấy rằng, phong thủy hoàn toàn phụ thuộc vào phúc đức của người ta chứ không phải chỉ là địa thế.

Do đó, muốn có được phong thủy tốt, mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức. Phong thủy cũng giống như luật Nhân quả, kẻ chuyên làm điều ác dù ở nơi có phong thủy tuyệt vời cũng hóa thành hiểm địa, người tốt dù phải sống ở vùng đất hung cũng lại gặp dữ hóa lành. Dưỡng phong thủy chi bằng dưỡng phúc đức, mải mê tìm ngôi đất quý cả đời chi bằng một đời hành thiện.

Có một trạng thái trong phong thủy đó là "tụ quang", hội tụ ánh sáng. Người luôn ôm giữ lòng vị tha, luôn biết nghĩ đến người khác thay vì giành phần hơn cho mình thì mới có thể "tụ quang". Biểu hiện trên gương mặt của những người này đó chính là nụ cười. Một nụ cười mãn nguyện, tỏa sáng có thể sưởi ấm cả một mùa Đông giá lạnh. Miệng cười như hoa cũng chính là tướng mạo của người có phúc đức.

Còn một người thường xuyên nghĩ điều ác, làm chuyện xấu, trong lòng chứa đầy oán hậ, đố kỵ, thì người đó sẽ rơi vào trạng thái "tụ âm". Âm khí tất nhiên là không tốt, là những loại vật chất bất hảo. Khí âm sẽ khiến gương mặt xám xịt, không còn sinh khí. Những người này cả một đời chắc chắn sẽ không thể gặp may mắn.

Đời này, cái gốc làm người là Chân - Thiện - Nhẫn. Chân thành sống giữa đời bằng một trái tim đầy ắp thiện tâm và lòng kiên nhẫn cao cả, chắc chắn bạn sẽ nhận được phúc báo còn hơn cả tìm thấy đất có long mạch.

Một người luôn tu dưỡng bản thân, làm việc thiện tích đức, sẽ có một loại phong thủy tốt nhất luôn mang theo bên mình vừa bảo vệ bản thân, vừa cải biến hoàn cảnh xung quanh. Đó mới thực là cái gốc của phong thủy của cuộc đời.

Xem thêm: Người lương thiện không cần xem phong thủy tướng số, có lòng tốt ắt ở nơi phúc địa

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Biết lắng nghe giúp chúng ta có thể học hỏi, thấu hiểu, cảm thông với người khác. 2 câu chuyện dưới đây là bài học cuộc sống mà ai cũng nên đọc một lần.

Lắng nghe hay chờ đợi, câu chuyện ý nghĩa là bài học để đời trong cuộc sống
0 Bình luận

Cuộc sống khổ đau hay hạnh phúc là do bản thân quyết định. Để tâm rộng mở, xem nhẹ, bớt truy cầu, trầm tĩnh, chúng ta sẽ loại bỏ được áp lực đè nặng lên mình.

Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì toan tính quá nhiều
0 Bình luận

Người thường xuyên nóng giận không chỉ phá hỏng các mối quan hệ mà còn tự làm tổn thương, hao mòn phúc báo của chính mình.

Một cơn nóng giận thiêu nghìn công đức, kiểm soát thân tâm phúc báo mới nhiều
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.

Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?

Người xưa nói “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.” Thoạt nghe tưởng là chuyện mua bán vùng miền, nhưng càng ngẫm, càng thấy câu này là lời dạy khôn ngoan về tư duy thích nghi, biết mình biết người và nghệ thuật xoay chuyển nghịch cảnh bằng sự linh hoạt và nhạy bén.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/07
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 11/07
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 10/07
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 09/07
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất