Nguyên tắc vàng của người khôn ngoan: Chỉ trích mà không "gây thù chuốc oán"

Muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ, hãy học theo nguyên tắc của người khôn ngoan trong bài viết dưới đây.

Loan Nguyễn
13:30 05/08/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Charles Schawab, cánh tay phải của Andrew Carnegie, ông vua Thép được rất nhiều người quý mến bởi sự lịch thiệp và khéo léo trong đối nhân xử thế.

Có lần vào buổi trưa, ông đi qua các xưởng của mình, bắt gặp một nhóm thợ đang hút thuốc. Ngay trên đầu họ có treo bảng ghi chữ "cấm hút thuốc". Ông Schwab có thể chọn cách nói với nhân viên: "Các anh không biết đọc sao?". Tuy nhiên, ông không bao giờ cư xử như vậy. Ông lại gần họ, đưa cho mỗi người một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài kia hút".

Những người thợ lúc này hiểu rằng họ đã vi phạm luật lệ của xưởng nên ông nhắc khéo họ. Từ đó, họ càng yêu mến ông. Họ hiểu rằng, ông không nhắc gì đến điều lệ của xưởng mà còn mời họ hút thuốc khiến họ vô cùng cảm động. Cách xử sự của ông Schwab quả thực khiến mọi người đều quý mến.

John Wannamaker là chủ cửa hàng lớn tại tỉnh Philadelphia. Mỗi ngày, ông có thói quen đi kiểm tra tất cả các gian hàng.

Một lần, ông thấy có vị khách nữ đứng chờ tại một gian hàng nhưng không hề có nhân viên nào tiếp bà. Trong khi đó, các cô nhân viên mải cười đùa, chuyện trò ở một góc khác. Ông Wannamaker không nói gì, nhẹ nhàng đến quầy hàng, đích thân ông tiếp bà khách hàng. Sau đó, ông giao món hàng mà bà đã lựa chọn đưa cho một cô nhân viên để gói lại rồi tiếp tục đi.

nguoi-khon-ngoan-biet-cach-chi-trich-ma-khong-gay-thu-chuoc-oan-1

Ông Lyman Abbott là một vị mục sư nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Khi nhận chức, ông phải đăng đàn thuyết pháp tỏ ý ca tụng công đức của vụ mục sư tiền nhiệm mà hồi còn sống vốn có tài hùng biện.

Ông quyết tâm thể hiện tài năng bằng cách gọt giũa bài thuyết pháp vô cùng tỉ mỉ. Sau đó, ông đọc cho vợ nghe. Bài thuyết pháp của ông vốn chỉ như những bài diễn văn soạn sẵn, bà Abbott nếu vụng về trong ứng xử đã nói: "Này, mình, bài đó tệ quá... không được đâu!... Thiên hạ sẽ ngủ gục mất... Mình thuyết giáo đã lâu rồi mà sao còn dở vậy? Mình cứ nói tự nhiên, dùng ngôn ngữ của mọi người có hơn không?...".

Nếu vợ của ông Lyman nói vậy, chắc bạn sẽ đoán được diễn biến mọi chuyện. Thế nhưng, bà chỉ nói rằng bài diễn văn này nếu đăng vào Tạp chí Bắc Mỹ thì tuyệt. Bà ứng xử vô cùng tế nhị, vừa khen, vừa chê bai rằng bài diễn văn không thích hợp với công việc thuyết giáo. Ông Lyman hiểu ý của vợ, ông xé bài văn đã tốn nhiều công sức đó. Và rồi, ông đăng đàn thuyết giáo mà chẳng cần soạn trước.

Lời bàn:

Từ những câu chuyện trên đây có thể rút ra bài học: Muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ, cũng không "gây thù chuốc oán", hãy học theo nguyên tắc của người khôn ngoan đó là thay vì chỉ trích chỉ nói gián tiếp, khơi gợi về lỗi lầm của họ.

nguoi-khon-ngoan-biet-cach-chi-trich-ma-khong-gay-thu-chuoc-oan-2

Trong cuộc sống hằng ngày, khi một người khác đưa ra ý tưởng của họ, hoặc khi người khác phạm sai lầm, bạn sẽ làm gì? Liệu bạn có chê bai, chỉ trích họ không? Dù có thể bạn không thích ý kiến của người khác, lỗi lầm của họ khiến bạn khó chịu, thì cũng hãy tôn trọng họ. Điều này không chỉ thể hiện thái độ và tinh thần hợp tác của bạn mà còn giúp mở ra cho bạn nhiều điều mới mẻ.

Trước ý kiến của người khác, hãy chú ý lắng nghe và đánh giá một cách chân thực. Bạn hãy công tâm chỉ ra điểm được và chưa được của ý kiến đó thay vì thái độ đả kích và chê bai nó. Việc chỉ trích người khác cho thấy rằng bạn vô cùng nhỏ nhen và cố chấp. Nếu chỉ trích trở thành thói quen thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị đào thải khỏi tập thể.

Đa số chúng ta thường không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Hãy thử một lần đặt bản thân vào vị trí của họ để hiểu cảm giác khi bị người khác chỉ trích. Điều gì mình không thích thì tốt nhất đừng làm với người khác vì nếu bạn làm thế bạn cũng sẽ nhận được điều tương tự mà thôi.

Đồng thời, bạn nên học cách lắng nghe ý kiến của người khác. Nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc của mình mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều thú vị. Trước ý kiến của ai đó khiến bạn không hài lòng, hãy bình tĩnh phân tích và thuyết phục họ thay vì đả kích như một người hành xử tùy tiện. Khi chúng ta tôn trọng ý kiến của người khác thì người khác mới tôn trọng chúng ta.

Sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy rất khó kiềm chế cơn nóng giận, nhưng đừng vì thế mà coi thường, công kích hay chê bai người khác. Nếu bạn nổi nóng một cách vô lý sớm muộn bạn cũng bị cô lập. Hãy dặn lòng, suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi nói. Việc nhận xét, góp ý một cách chân thành và thẳng thắn nhưng vẫn có sự tế nhị sẽ khiến người khác quý mến và dành sự tôn trọng cho bạn.

Xem thêm: Đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới hiểu thẳng ngay lòng người

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận