Mua hộp trả ngọc - Câu chuyện ẩn chứa triết lý "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

Câu chuyện kể về người đàn ông sống tại nước Sở. Anh ta có một viên ngọc trân châu rất đẹp nên dự tính đem viên ngọc ngày đi bán.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh ta đã nghĩ ra một cách để bán được viên ngọc với giá cao đó là đóng hộp cho nó thật đẹp và bắt mắt. Trong thâm tâm anh ta cho rằng, có cái hộp sang trọng đắt tiền thì chắc chắn giá của viên ngọc cũng sẽ được nâng cao lên.

Chính vì thế, người đàn ông nước Sở này đã tìm một anh thợ mộc có tay nghề rất cao. Anh ta ngỏ ý muốn người thợ mộc hãy làm một chiếc hộp gỗ mộc lan cho viên ngọc trân châu, rồi dùng hương liệu tẩm hương cho hộp thơm phức.

Bên ngoài chiếc hộp còn được điêu khắc rất nhiều hoa văn tinh xảo đẹp mắt, còn khảm viền hoa văn bằng kim loại. Nhìn chiếc hộp sáng lấp lánh, thực sự là món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt. Người đàn ông nước Sở hài lòng, cẩn thận đặt viên ngọc trân châu vào hộp, rồi đem ra chợ bán.

Đến chợ không lâu, rất nhiều người vây lấy anh ta để ngắm nhìn chiếc hộp. Trong số đó, có một người nước Trịnh. Người này cầm chiếc hộp trên tay, ngắm nghía mãi không thôi, thích thú không muốn buông tay, cuối cùng bỏ khoản tiền lớn để mua hộp ngọc.

mua-hop-tra-ngoc--cau-chuyen-an-chua-triet-ly-cuoc-song-sau-sac-1

Sau khi mua hộp, người nước Trịnh vui vẻ bước đi. Nhưng chỉ vài bước, ông ta lại quay lại. Người nước Sở nghĩ rằng, ông ta hối hận vì đã mua giá cao, quay lại trả lại đây.

Không ngờ, chưa kịp nói gì thì người nước Trịnh đã đến trước mặt người nước Sở, cầm viên ngọc trân châu đưa cho người nước Sở và nói: "Thưa ngài, ngài để quên viên ngọc này trong hộp, tôi quay lại là để trả ngọc lại cho ngài". Thế rồi người nước Trịnh trả lại ngọc rồi quay đi, vừa đi vừa ngắm nghía chiếc hộp, lấy làm mãn nguyện lắm.

Cầm viên ngọc trên tay, người nước Sở vô cùng xấu hổ. Anh ta vốn cho rằng, mọi người đều thích viên ngọc trân châu của anh, nào ngờ cái hộp tinh xảo xinh đẹp kia lại còn giá trị hơn viên ngọc, khiến anh dở khóc dở cười.

Người nước Trịnh chỉ coi trọng cái đẹp bề ngoài chứ không coi trọng thực chất, khiến ông ta quyết định bỏ gốc theo ngọn, chỉ chú ý cái đẹp bề ngoài mà đã đánh mất viên ngọc quý có giá trị bên trong.

Mua vỏ bỏ ruột, cũng giống như mua hộp bỏ ngọc, là do quan niệm con người chạy theo cái phù phiếm, hào hoa, bóng bẩy bên ngoài mà không chú ý đến thực chất, chất lượng bên trong.

mua-hop-tra-ngoc--cau-chuyen-an-chua-triet-ly-cuoc-song-sau-sac-2

Người xưa có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng cái tâm lý ưa chuộng hình thức của người tiêu dùng hiện nay khiến cho thói quen mua bán, sản xuất cũng bị đảo lộn. Rất nhiều người sẵn sàng mua "gỗ xấu nhưng nước sơn đẹp" mà bỏ qua món đồ "gỗ tốt nhưng nước sơn xấu". Tâm lý này cũng khiến cho các loại hàng giả, nhái tràn lan. Nhiều người biết rõ là nhái, nhưng có gắn mác, thương hiệu danh tiếng thì vẫn mua, chỉ vì cái mác, cái danh tiếng đó để tỏ ra mình là người "sành điệu".

Câu chuyện "Mua hộp trả ngọc" ngụ ý châm biếm người bỏ cái gốc chạy theo cái ngọn, không biết chọn và bỏ thích hợp. Từ đó, chúng ta có được bài học sâu sắc, khi làm việc gì cũng cần phân biệt rõ cái chủ yếu và thứ yếu, để tránh nhầm lẫn. Làm việc gì cũng không nên nhìn bề ngoài, cần chú ý đến nội dung, nếu không chỉ có thể là bỏ cái gốc chạy theo cái ngọn mà thôi.

Người lương thiện, chân thật thì ắt sẽ chẳng bao giờ mua hộp trả ngọc, vì họ thấu hiểu chân giá trị, không dễ bị các thứ phù phiếm hào nhoáng mê hoặc, và tất nhiên, chẳng ai có thể lừa được họ. Dù bề ngoài trông họ có vẻ hiền lành, ngốc nghếch, nhưng kỳ thực họ rất tinh tế, minh mẫn, vì họ biết phân biệt cái gốc của sự vật, của vấn đề.

Trong cuộc sống, tiền tài hay danh vọng chỉ là cái vỏ hộp, là vật ngoài thân, có thể tùy vào điều kiện mà thay đổi. Còn cái thiện tâm, đức hạnh mới là cái gốc làm người, là viên ngọc quý của chính mình mà không ai có thể lấy đi được, trừ khi mình tự vứt bỏ giống như người nước Trịnh mua hộp trả ngọc trong câu chuyện trên.

Xem thêm: Chim ưng tái sinh - Câu chuyện hay truyền cảm hứng cho triệu người

Đọc thêm

Nếu chúng ta có được tinh thần của loài ngỗng thì mọi khó khăn trong cuộc sống đều có thể dễ dàng vượt qua. Hãy cùng đọc câu chuyện lý thú dưới đây và suy ngẫm bạn nhé.

Bài học cuộc sống từ loài ngỗng giúp ta vượt qua mọi khó khăn ở đời
0 Bình luận

Nếu chúng ta nhìn được một góc mà lại cho là cả thế giới, coi chút tri thức bản thân là tổng hợp văn hóa nhân loại, thế thì cũng giống như ếch ngồi đáy giếng.

Câu chuyện 'Ếch và Rùa': Những thứ ta biết chỉ là hạt cát, điều ta chưa biết là biển khơi
0 Bình luận

Cuộc sống đôi khi mang đến cho ta những điều tồi tệ khiến ta gục ngã. Nhưng hãy nhớ, tâm thái của bạn mới là điều quyết định hạnh phúc hay khổ đau.

Chiếc bát vỡ - câu chuyện nhân văn tiếp thêm cho ta nghị lực sống
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 54 phút trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Đề xuất