Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau
Nhiều chuyện xảy ra ở đời khiến chúng ta bàn tán, phán xét, thậm chí xúc phạm một ai đó. Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của họ và cảm nhận.

Chuyện quả bóng có 2 mặt trắng - đen
Hai cậu học trò tranh cãi nhau không ai chịu ai. Người thầy đành phải đứng ra phân xử. Thầy giáo gọi 2 cậu lên, đặt một quả bóng, mỗi người đứng 1 bên. Sau đó, ông yêu cầu 2 người hãy trả lời quả bóng màu gì.
Dù cùng nhìn vào 1 quả bóng nhưng 2 cậu học trò lại đưa ra hai câu trả lời khác nhau. Một người cho rằng quả bóng màu trắng, người còn lại thì khẳng định chắc chắn bóng màu đen.
Cả hai vẫn tiếp tục tranh cãi, thầy giáo cho hai người đổi vị trí của nhau. Sau khi đứng ở vị trí người còn lại, cả hai đã không còn cãi nhau nữa. Câu trả lời đó chính là quả bóng có 2 mặt, 1 mặt trắng và 1 mặt đen.
Cách giải quyết của thầy giáo là muốn các học trò của mình hiểu rằng, cũng như vấn đề mà cả hai đang gặp phải, khi cho rằng điều mình nghĩ là đúng thì sẽ không bận tâm đến ý kiến của người khác.

Chuyện triết gia và người nông dân
Có một triết gia đang cố gắng lùa con bò vào chuồng. Tuy nhiên, ông đã dùng hết sức mạnh kéo về trước hay quất phía sau mà con bò không chịu nghe lời ông.
Người nông dân nọ đi ngang qua, bắt gặp cảnh này, bèn nhổ một nắm cỏ trên mặt đất rồi đặt trước miệng con bò. Sau đó, con bò ngoan ngoãn đi theo người nông dân vào chuồng bò.
Nhà triết học sau nhiều lần suy nghĩ đã rút ra được rằng, mỗi người đều có sở trường riêng của mình. Một triết gia sẽ không thể bằng một người nông dân trong việc đối xử với gia súc.
Quả thực, muốn người khác làm việc gì đó không thể cưỡng ép, chỉ cần cho người đó một chút ngọt ngào và hy vọng trong cuộc sống. Chuyện trên đời không thể cứ muốn là sẽ đạt được. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ một chút, như vậy mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.
Hãy luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác
Trong cuộc sống, có những chuyện, thay vì đặt bản thân vào vị trí của đối phương để tìm hiểu ngọn ngành thì người ta lại chỉ biết bảo vệ quan điểm của mình. Cái tôi lớn, luôn cho mình là đúng, khiến họ không muốn tìm hiểu suy nghĩ của người khác.

Cái tôi cá nhân quá lớn đến nỗi chúng ta chẳng muốn hạ thấp mình để ngước nhìn một ai đó. Chính vì thế, đặt mình vào vị trí của người khác nói thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được.
Nhiều chuyện xảy ra ở đời khiến chúng ta bàn tán, phán xét, thậm chí xúc phạm một ai đó. Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ để xem cảm giác của mình sẽ ra sao. Khi chúng ta biết cảm thông cho nhau, cuộc đời sẽ nhẹ nhàng và an yên biết mấy.
Nếu cuộc sống này, mỗi chúng ta đều cố gắng đặt mình vào vị trí của nhau thì sẽ tốt biết mấy. Cảnh giới cao nhất của sự tu dưỡng mà mỗi người có thể đạt được chính là tấm lòng lương thiện được bồi đắp từ việc biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, biết cảm thông cho người khác và yêu thương thêm thế giới này.
Ngay từ hôm nay, hãy biết yêu thương và trân trọng cuộc đời này và rồi cuộc đời cũng sẽ yêu thương và trân trọng bạn như chính cách mà bạn đã yêu thương nó.
Xem thêm: Câu chuyện 2 quả táo: Đừng vội vàng phán xét bất kỳ ai khi bạn chưa hiểu rõ về họ
Đọc thêm
Ông nội đưa cho cháu trai chiếc giỏ tre rồi bảo ra sông gần nhà lấy nước. Ẩn sau đó là bài học sâu sắc về kiếp nhân sinh mà người ông dạy cho đứa cháu.
Một vài khách trong nhà hàng thấy ông lão làm rơi vãi thức ăn thì tỏ vẻ khó chịu. Người con trai vẫn thản nhiên ngồi ăn và trò chuyện vui vẻ với cha.
Nhìn bà cụ, tên trộm nghĩ đến mẹ mình ở quê, trong lòng hắn vô cùng rối ren. Nếu biết bây giờ hắn là một tên trộm thì chắc mẹ sẽ rất đau lòng.
Cô bé thi trượt lớp 10 nên rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng. Tối đó, trên đường về nhà, em gọi điện thoại cho mẹ nhưng lại gọi nhầm số.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.