Vì sao cổ nhân nói: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài"?

Tục ngữ trong văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, qua thời gian đã thấm đẫm vào mọi mặt của cuộc sống. Những đúc kết quý báu mà người xưa truyền lại đã mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn.

Loan Nguyễn
09:39 02/11/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo quan niệm của người xưa, nhà cửa rất được coi trọng và thường được ưu tiên hàng đầu. Để mua được một căn nhà không phải là điều dễ dàng. Nhiều người trẻ liều lĩnh, phấn đấu, vật lộn để có một ngôi nhà cho riêng mình trong tương lai.

Họ cho rằng, nhà càng to thì càng tốt, càng ở thoải mái, vì dù sao cũng là của cải của bản thân. Tuy nhiên, người xưa từng có câu nói như thế này: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài". Rốt cuộc câu nói này có ý nghĩa như thế nào?

Giàu không ở nhà to

"Giàu không ở nhà to", kỳ thực chữ "nhà to" ở đây không phải chỉ ngôi nhà lớn, mà nói về phòng ngủ to lớn.

Dù là ở thời đại nào đi chăng nữa, con người kiếm tiền là vì mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Ai cũng mong được sống trong ngôi nhà khang trang, mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái. Nếu nhà to quá thì phòng ngủ cũng không thể to, bởi điều này không thể khiến cho "dương khí" tản đi.

loi-day-nguoi-xua-giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai-1

Theo nhận định của người xưa, phòng ngủ mà rộng rãi, trống trải quá mức, sẽ khiến "dương khí" không thể địch lại nổi "âm khí", sẽ dẫn đến sự mất cân bằng âm dương, dễ sinh bệnh. Bởi vậy, phòng khách, phòng ăn có thể to, rộng nhưng phòng ngủ không thể như vậy.

Nghèo không đi đường dài

Vế sau "Nghèo không đi đường dài" thì đơn giản hơn, chúng ta có thể đoán ngay ra được ý nghĩa, đó chính là người nghèo không nên đi xa.

Có 2 nguyên nhân mà người xưa đưa ra lời khuyên này. Thứ nhất, ở thời xưa, giao thông rất kém phát triển, chủ yếu là đi xe ngựa, những người nghèo không có tiền để đi xe ngựa, nếu đi bộ rất có khả năng là "chết ở xứ lạ quê người".

Cổ nhân có câu: "Lá rụng về cội", khi qua đời ở nơi xứ lạ được coi là điều bất hạnh, bởi vậy, khi chưa có điều kiện, tốt nhất không thể tùy tiện lựa chọn một nơi thật xa xôi để đi.

Thứ hai, thời cổ đại chiến tranh, tai họa liên miên, vật tư y tế cũng rất lạc hậu, trên người không có nhiều tiền. Không cần đến một năm, rất có thể mấy tháng liền tử mệnh rồi, sẽ chẳng dám đi đâu thật xa để du hành.

loi-day-nguoi-xua-giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai-2

"Tiền nhân trồng cây, hậu nhân hóng mát". Những câu ca dao tục ngữ và những đúc kết quý báu đều là người thế hệ trước tổng kết và tích lũy từ kinh nghiệm sống, lưu truyền cho hậu thế.

Lời dạy của người xưa còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, giúp chúng ta trên con đường nhân sinh có thể tránh được sai lầm và có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Xem thêm: Thế nào là một người đàn ông "có trách nhiệm" theo quan niệm của người xưa?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận