Cậu bé thắng vị sư bó củi nhưng người cha bắt đem trả lại: Chớ thấy người lùi mà bảo họ thua
Vị sư nọ lên rừng lấy củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm liền đến bắt chuyện.

Vị sư ân cần hỏi: “Con cầm gì trên tay thế?”.
Với vẻ láu cá, cậu bé đáp: “Con đố sư biết đó, nhưng nếu sư nói sai, sư phải mất cho con bó củi nhé?”.
Vị sư mỉm cười: “Có phải là một con bướm đã chết không?”.
Cậu bé cười phá lên: “Ha ha, sư đoán sai rồi, đúng là con bướm, nhưng nó còn sống, sư ạ!”.
Sau đó, cậu mở hai lòng bàn tay, con bướm vội vã bay đi.
Vị sư ân cần nói: “Vậy à, củi của con đây, con cầm về đi”.
Cậu bé đem bó củi về, hí hửng khoe cha. Cậu tưởng rằng sẽ được cha khen ngợi, thế nhưng người cha nghiêm nghị nói với con trai: “Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi sư thầy ngay!”.
Cậu bé hậm hực: “Nhưng con thắng mà?”.
Lúc này người cha mới giải thích: “Nếu sư nói con bướm còn sống, con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu, ông ấy đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó”.
Nghe cha nói, cậu bé chỉ biết lặng lẽ cúi đầu. Hai cha con đem bó củi lên chùa, chắp tay xin lỗi vị sư. Vị sư chỉ khẽ mỉm cười, gật đầu.

Lời bàn:
Câu chuyện cậu bé thắng vị sư bó củi trên đây mang đến cho ta bài học đáng suy ngẫm về chuyện thắng - thua ở đời.
Trong cuộc sống, có những người tuy thân xác đã lớn, nhưng tư tưởng lại chỉ như cậu bé trong câu chuyện trước khi được cha giải thích rõ bản chất vấn đề.
Có không ít người, khi lừa được người khác vội vàng đắc ý, cho rằng mình khôn ngoan. Tuy nhiên, cái khôn ở đây là khôn lỏi, thật đáng chê trách.
Kiểu người ngạo mạn và hiếu thắng sẽ chỉ thấy được lợi ích trước mắt mà không biết được thật sự mình đã mất điều gì. Chính sự ngạo mạn, hiếu thắng và tư lợi ấy đã khiến họ đánh mất cơ hội học hỏi và trưởng thành, lấy đi của họ một trái tim thuần khiết và tâm hồn cao thượng.
Điều mà mỗi chúng ta nên khắc ghi: Chớ thấy người lùi bước mà bảo là họ thua, họ kém. Chẳng qua, họ không có tâm tranh đấu, họ có thể “Nhẫn”, có thể lùi một bước để thấy “biển rộng trời cao”. Đó chính là điều đáng quý, đáng trân trọng mà không phải ai cũng có thể làm được. Nếu không có một ý chí kiên cường, không có sự tu dưỡng đạo đức, thì động chạm đến danh, đến lợi, sẽ rất khó để có thể lùi bước một cách nhẹ nhàng.
Người ta thường nói, lương thiện khó hơn là thông minh, bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn, quả là không sai chút nào.
Xem thêm: Câu chuyện "Ếch và Rùa": Những thứ mình biết là hạt cát, cái mình chưa biết là biển khơi
Đọc thêm
Sau bữa ăn, giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già 70 tuổi: "Mẹ, rửa chén đi nhé!". Câu chuyện cảm động được chia sẻ là bài học về lòng hiếu thảo của phận làm con đối với cha mẹ.
Câu chuyện kể về người đàn ông sống tại nước Sở. Anh ta có một viên ngọc trân châu rất đẹp nên dự tính đem viên ngọc ngày đi bán.
Xưa nay, người thực sự khôn ngoan thường không sống "trong miệng" của người khác, cũng không sống "trong mắt" của người khác.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.