Chiếc bát vỡ - câu chuyện nhân văn tiếp thêm cho ta nghị lực sống
Cuộc sống đôi khi mang đến cho ta những điều tồi tệ khiến ta gục ngã. Nhưng hãy nhớ, tâm thái của bạn mới là điều quyết định hạnh phúc hay khổ đau.

Ở thành phố nọ, có một bác thợ rèn. Bác có một người con trai duy nhất. Từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng, vì thế bác rất yêu quý anh, đặt mọi hy vọng vào anh. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang nên bác vô cùng tự hào.
Thật không may, đến một ngày, anh bị tai nạn xe hơi. Sau vụ tai nạn, anh giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân.
Vốn là niềm tự hào của cha, giờ đây thành người khuyết tật. Vì quá tuyệt vọng với cú sốc này, hằng ngày, anh chỉ ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.
Chuỗi ngày mất niềm tin vào cuộc sống kéo dài. Đến một ngày, nỗi đau khổ lên đến đỉnh điểm, anh quyết định tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Thật may khi cha anh kịp thời phát hiện và đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:
- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa.
Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh rất ngạc nhiên và tò mò về chiếc bát này.
- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Dạ…ý cha là? - Anh ấp úng nói.
- Đây là chiếc bát sành hôm trước đó con. Cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó.
Người cha nói tiếp:
- Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Khi đó, cho dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con.
- Vâng, thưa cha, con đã hiểu.
Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.

Lời bàn:
Nghịch cảnh trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Ta đâu biết ngày mai sẽ ra sao, điều gì tồi tệ sẽ xảy đến với mình. Cũng giống như người con trai trong câu chuyện trên, từ một thanh niên giỏi giang bỗng trở thành người khuyết tật, anh không tránh khỏi cú sốc trong tâm hồn.
Người cha đặt bao hy vọng vào con mình, giờ đây thấy con tuyệt vọng, cha nén nước mắt trong lòng để động viên con đứng lên. Thông qua hành động của cha đối với chiếc bát vỡ, người con trai nhận ra bài học sâu sắc. Anh không chỉ cảm nhận được tình yêu thương và sự hy sinh mà cha dành cho mình, hơn hết anh như được tiếp thêm niềm tin để vững vàng sống tiếp.
Hy vọng rằng, dù chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng hãy bình tĩnh đón nhận, lạc quan để có nghị lực đối mặt với nghịch cảnh.
Xem thêm: Bài học thấm thía cha dạy con trai: Khi con nghĩ cho người khác trước, may mắn sẽ đến với con
Đọc thêm
Trái tim chân thành biết nghĩ thấu đáo cho một em nhỏ có thể thay đổi vận mệnh và tương lai của đứa trẻ đó, cũng khiến cho người ta thấy được tình người.
Khi trưởng thành, con người buộc phải tự mình vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và suy ngẫm bạn nhé.
Tình yêu là thứ tình cảm diệu kỳ rất khó để lý giải. Đôi khi đâu cần nói ra, ta vẫn cảm nhận được tình cảm đối phương dành cho mình.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.