Biết cách "yếu thế" đúng lúc cũng là một loại trí tuệ cần tu dưỡng
Con người nếu cứ mạnh mẽ sẽ có lúc gây ra tác dụng ngược. Biết tỏ ra "yếu thế" đúng lúc không phải tính cách mềm yếu mà là cảnh giới cao của trí tuệ nhân sinh.

Đa số chúng ta ngưỡng mộ người tài trí, luôn mạnh mẽ và bản lĩnh đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống. Thế nhưng, tục ngữ có câu rất hay "đứa trẻ biết khóc có kẹo ăn" mà không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu hết được ý nghĩa.
Quả thực, không phải lúc nào mạnh mẽ cũng là tốt. Một người luôn tô đáp nên sức mạnh của bản thân, lâu dần dễ khiến người khác phản cảm. Khi đó, chẳng những không được người khác yêu mến, mà bạn còn dễ gặp phải oán hận.
Với 3 kiểu người dưới đây trong cuộc sống, nếu chúng ta biết tỏ ra yếu thế đúng lúc sẽ mang đến rất nhiều lợi ích không ngờ, còn có thể giảm bớt đi biết bao phiền phức.
Người tài giỏi hơn mình
Cuộc đời này, không thiếu người tài giỏi hơn chúng ta. Mỗi người đều có sở trường riêng, tư duy của họ có thể không ai hiểu được, nhưng chung quy vẫn có chỗ hơn mình. Vì thế, bạn đừng bao giờ vỗ ngực tự hào mình là tài trí hơn người.
Khi kết giao các mối quan hệ, gặp người ưu tú hơn mình, chúng ta nên biết cách "yếu thế". Chỉ như vậy, ta mới có cơ hội học tập thêm được nhiều điều khi ở bên cạnh họ.
Yếu thế không có nghĩ rằng chúng ta tự ti về bản thân mà chỉ là ta nở nụ cười chân thành khi cần được chỉ bảo. Nhờ đó, đối phương cảm nhận được sự khiêm tốn, lễ độ của chúng ta.

Thật không dễ dàng khi thừa nhận một người nào đó giỏi giang hơn mình. Thế nhưng, nếu để họ rời bỏ đi mất chính là tổn thất đối với chúng ta.
Nếu cư xử không đúng mực, chúng ta chẳng được lợi ích gì mà còn khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn. Thay vào đó, hãy tỏ ra yếu kém, khiêm tốn để học hỏi từ phía họ.
Con người khi trưởng thành đều phải trả giá cho những sai lầm của bản thân. Khi chúng ta biết yếu thế đúng lúc với đúng người, sẽ không làm mất mặt chính mình, về lâu dài được nhiều hơn mất.
Vì thế, hãy luôn ghi nhớ và nhắc nhở chính mình, đừng nói hay mà làm dở. Người biết tỏ ra yếu thế đúng lúc, chính là mở ra cho mình con đường thênh thang phía trước.
Tiểu nhân nhiều mưu kế
Với người tài giỏi, chúng ta tỏ ra yếu kém, cũng là điều dễ có thể lý giải. Nhưng với tiểu nhân, nếu tỏ ra yếu kém thì có lẽ không mấy ai làm được. Họ sẽ nghĩ rằng, tỏ ra yếu kém hơn tiểu nhân khác nào bản thân phải chịu oan ức. Ít ai biết, tỏ ra yếu thế trước tiểu nhân chính là cách bảo vệ bản thân.

Chẳng hạn, tại môi trường công sở, bạn sẽ ít nhiều đụng chạm với người không ưa mình hoặc đố kỵ với mình. Kẻ tiểu nhân luôn chờ cơ hội để đâm sau lưng, lợi dụng sơ hở mà bới móc, luôn khiến cho người khác phải đề cao cảnh giác.
Kiểu người như vậy, trước mặt cấp trên, rất thích kể này kể nọ, bới móc lỗi của người khác, để rồi khoe khoang tầm quan trọng của bản thân. Người bình thường tốt nhất nên tránh xa những kẻ như vậy.
Thế nhưng, vì công việc, nếu phải tiếp xúc với kẻ tiểu nhân, bạn cũng không cần lấy cứng đối cứng với họ. Dùng biện pháp mạnh chỉ khiến mọi chuyện rắc rối hơn. Nếu trong trạng thái đối đầu, có lúc thậm chí không chỉ là hỏng việc, mà còn có thể giúp đối phương lợi dụng sơ hở của mình.
Ở đời, khi gặp phải tiểu nhân, hãy nhớ lấy cách bảo vệ mình, chính là tỏ ra yếu thế trước họ. Dù rằng tâm lý chúng ta rất khó chấp nhận điều này, cũng khó mà chịu nổi cảm giác miễn cưỡng, nhưng suy cho cùng cách này có thể khiến bớt đi nhiều phiền phức.
Người thân yêu
Tình thân luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Những người thân yêu trong gia đình giữ vai trò không thể thay thế được trong cuộc đời chúng ta.
Dù ngoài kia khó khăn đến đâu, trở về nhà luôn cảm thấy yên bình. Dù chúng ta rơi vào cảnh sa sút chán nản, người thân cũng không bao giờ rời bỏ ta, còn giúp ta vượt qua bế tắc.

Đâu phải ai cũng có thể hiểu được đạo lý này, vì thế họ không biết quý trọng tình thân. Mọi sự vui vẻ, tốt đẹp nhất, họ trao hết cho người ngoài.
Một gia đình muốn hạnh phúc, hòa thuận đòi hỏi mỗi người phải có sự nhún nhường. Người có thể yếu thế trước người thân chính là một người rất khôn ngoan và trí tuệ.
Thời gian bên cạnh người thân có thể nhiều hơn thời gian ở cùng bạn bè, đồng nghiệp. Dần dần, chúng ta trở nên mất đi sự nhẫn nhại, dễ so đo đúng sai với người nhà.
Với người thân, nếu bạn có thể bao dung, tha thứ, thậm chí cùng ngồi xuống tâm sự, nhất định có thể hóa giải mọi ngăn cách. Từ đó, giúp mọi người cảm nhận được sự ấm áp và quan tâm lẫn nhau.
Xem thêm: Người trí huệ không bao giờ nóng vội, tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu
Đọc thêm
Tướng mạo của một người sẽ thuận theo những suy nghĩ và lời nói của người đó mà thay đổi theo thời gian. Vì thế, cổ nhân mới có câu "tướng do tâm sinh".
Giàu hay nghèo vốn chỉ là cảm nhận của mỗi người. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là bản lĩnh của con người trước mọi hoàn cảnh.
Đôi khi, chính chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp. Nghĩ thoáng hơn bạn sẽ nhận ra rằng, sống đơn giản bao nhiêu thì sẽ hạnh phúc bấy nhiêu.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.