Vì sao người xưa nói "đàn ông sợ nhầm nghề, đàn bà sợ nhầm chồng"?
Với đàn ông, sự nghiệp là quan trọng nhất, với phụ nữ, gia đình đặt trên tất cả. Nhưng không có cái khổ nào bằng lấy nhầm chồng.

Đàn bà lấy nhầm chồng, tất cả ước mơ, mọi kỳ vọng đều biến thành bong bóng xà phòng. Nỗi khổ tâm này chẳng khác gì ngục tù, giam hãm người đàn bà cả đời trong sự bất hạnh.
Gặp cảnh hôn nhân bất hạnh, đàn bà mất đi niềm vui sống, mất đi động lực trong công việc, ngồi giữa những chốn đông đúc ồn ào vẫn thấy bản thân cô đơn trơ trọi.
Nỗi sợ hãi lớn nhất của đàn ông trong cuộc đời này chính là chọn sai nghề, đi sai hướng trong sự nghiệp. Điều này sẽ khiến đàn ông day dứt, khổ tâm, không phát huy được hết nhiệt huyết và khả năng của bản thân.
“Đàn ông sợ nhầm nghề"
Với đàn ông, sự nghiệp quan trọng hơn mọi thứ. Bởi sự nghiệp là thước đo đánh giá sự thành công, là bộ mặt, là cuộc đời, là mạng sống của đàn ông. Nhiều người không nói ra, nhưng thâm tâm vẫn luôn có sự so sánh, hơn thua với người đàn ông khác trong sự nghiệp.
Đàn ông có vợ đẹp con ngoan vẫn chưa thấy thành công nếu như công việc của mình không được như ý. Sự thất bại trong công việc đã khiến nhiều người đàn ông trở thành những con người khác hẳn. Mất ý chí, chìm đắm trong rượu bia và suy nghĩ tiêu cực.
Đàn ông sợ chọn sai nghề nhưng cái sai này vẫn còn có thể sửa chữa, khắc phục. Nhận ra mình sai, đàn ông vẫn còn có cơ hội làm lại, chọn một ngả đường khác để đi. Đàn ông còn bản lĩnh, còn ý chí là còn tất cả.

"Đàn bà sợ nhầm chồng”
Nỗi khổ tâm khi biết mình chọn sai người bạn đời khiến đàn bà đau khổ hơn mọi thứ trên đời. Nghèo khó, nhan sắc tàn phai, nỗi khổ cơm áo gạo tiền vĩnh viễn không bao giờ bằng nỗi khổ tâm về cuộc hôn nhân bất hạnh.
Một người phụ nữ lấy sai chồng, dù thành công rực rỡ trong sự nghiệp thì tâm thức vẫn thấy mình cô đơn. Ngồi giữa những cuộc vui chơi, tiệc tùng vẫn không sưởi ấm được trái tim lạnh giá của họ.
Cả cuộc đời đàn bà dù là ai, dù cao sang hay nghèo khó vẫn chỉ mong có một gia đình để vun vén, có một người chồng tốt để san sẻ, có một mái nhà bình yên cho con lớn lên.
Chọn sai người đàn ông của cuộc đời mình, tất cả mọi ước mơ, mọi kỳ vọng đều biến thành bong bóng xà phòng. Nỗi khổ tâm này chẳng khác gì ngục tù, giam hãm người đàn bà cả đời trong sự bất hạnh.
Nỗi khổ của đàn ông sai nghề có thấm vào đâu so với nỗi khổ của những người đàn bà lấy nhầm chồng?
Xem thêm: Người xưa dặn "không cắt tóc đầu tháng, chớ câu đêm trăng tròn": Vì sao vậy?
Đọc thêm
Người xưa tin rằng, phong thủy quan trọng hơn việc xây nhà to. Chính vì thấy mới có câu "người xây nhà to không bằng chăm lo quét dọn 3 nơi này".
Bên cạnh các lời khuyên về phong thủy, người xưa cũng đúng kết nhiều kinh nghiệm về cách chọn mua sinh cho con cái. Thế nên mới có câu "trai mùa đông, gái mùa hè".
Khi nhắc về tư thế ngủ, người xưa dặn: "Người sống quay ra, làm ma quay vào”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết câu nói này.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.