Trên thế gian này, hết thảy sự tình đều có cái được và cái mất
Được mất ở đời thể hiện ở nhiều phương diện cuộc sống. Ví như tình yêu có thể đem đến cho người ta sự hạnh phúc nhưng cũng khiến người ta đau khổ...

Sống ở đời bạn biết đó, có rất nhiều chuyện không như ta mong muốn. Ví dụ, có người kiếm được nhiều tiền nhưng lại mất đi sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu. Có người sự nghiệp thành công nhưng cuộc sống hôn nhân lại đổ vỡ... Có những điều thoạt nhìn thấy như là không công bằng nhưng thực tế nó lại rất công bằng với tất cả mọi người.
Người ta cho rằng, người có tiền luôn rất hạnh phúc. Nhưng thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một người nghèo chỉ tiêu vài trăm ngàn đồng cũng thấy vui nhưng khi có nhiều tiền, người ta sẽ phải tiêu số tiền đó gấp hàng chục lần mới thấy được niềm vui tương đương. Khi sở thích của một người thay đổi thì cảm nhận của người ấy về mọi thứ cũng thay đổi. Khi một người có nhiều tiền thì cảm nhận về giá trị đồng tiền sẽ càng giảm... Vì thế, người ta cũng khó dùng tiền để tìm được hạnh phúc.
Có một câu chuyện như thế này: Một ngày nọ, một con cáo đói bụng nhìn thấy trong vườn có một cây nho sai trĩu quả thì rất thèm được ăn. Nhưng nó tìm mãi mà không thể tìm thấy được đường vào trong vườn nho ấy. Sau một hồi tìm kiếm, nó vui mừng phát hiện ra một lỗ thủng ở hàng rào. Nhưng lỗ thủng này lại quá nhỏ so với thân thể của nó, thế là nó rất đau buồn vì không thể chui vào trong vườn được.

Con cáo nghĩ ra một cách, nó chờ ở ngoài hàng rào 6 ngày liền và không ăn gì. Vì thế cơ thể nó gầy đi rất nhiều và nó dễ dàng chui được vào trong vườn. Nó sung sướng thưởng thức những trái nho thơm chín căng mọng. Nhưng sau khi ăn rất no rồi, con cáo mới phát hiện ra rằng cái bụng của nó đã to lên rất nhiều. Nó đã không thể theo đường cũ mà ra ngoài được nữa. Và như thế, nó sẽ dễ dàng bị chủ vườn bắt được.
Cho nên, con cáo lại đành phải nhịn ăn suốt 6 ngày liên tiếp. Quả nhiên sau 6 ngày ấy, con cáo lại gầy đi và có thể chui ra được khỏi hàng rào. Vậy là, con cáo lại trở về lúc xuất phát ban đầu, nó không thu được gì sau những điều nó đã trải qua.
Người xưa từng nói "sào lâm nhất chi", nghĩa là con chim ri làm tổ trong rừng cũng chỉ cần một cành cây là đủ. Con người cũng vậy, nếu chúng ta có cả thế giới này thì chúng ta cũng chỉ ăn ngày ba bữa, ngủ trên một chiếc giường mà thôi. Cho dù chúng ta có đến cả trăm chiếc giường thì cũng ta cũng chỉ ngủ một chiếc; cho dù có trăm đôi giày thì cũng chỉ đi được một đôi...
Bên cạnh đó, đời người cũng có vui có buồn. Đến một lúc nào đó, khi tâm chúng ta đã đạt đến một cảnh giới nào đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng, mỗi khoảnh khắc vui hay buồn trong cuộc đời đều đáng trân quý. Mỗi một loại thống khổ, mất mát đều là những trải nghiệm, bài học quý...
Xem thêm: Hành thiện cả đời không thấy phúc báo, chớ vội trách đời, nhìn lại bản thân trước đã
Đọc thêm
Sống trên đời, bạn đừng dại giữ khư khư thành kiến, thứ ấy chính là "thủ phạm" khiến tâm hồn sớm mục ruỗng, tàn tạ.
“Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục” - họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa. Họa và phúc là nương tựa vào nhau mà tồn tại và có thể chuyển hóa được cho nhau.
Người xưa tin vào số mệnh, tin vào nhân quả báo ứng, vậy nên mới có câu "sống chết có số, phú quý do trời".
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.