Tiền nhân gửi hậu thế: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí"
"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" - họa dễ đến hơn phúc. Bởi vậy, lầm người thì nên cẩn trọng, tính toán, tránh rước họa vào thân.

"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" là gì?
"Phúc bất trùng lai" là gì?
Phúc (福 - fú): Điều may mắn, hạnh phúc.
Bất (不 - bù): Không, không thể, chẳng thể.
Trùng (重 - chóng): Sự lặp lại tần suất cao.
Lai (来 - lái): Về sau, đến.
Hiểu một cách đơn giản "phúc bất trùng lai" nói lên những mong cầu của con người về sự may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng những điều may mắn, phước lành chỉ đến một lần và chưa bao giờ là đủ.
"Phúc bất trùng lai" - khuyên con người ta rằng, đừng trông chờ vào may mắn lần thứ hai hãy dùng cơ hội mà mình có được, không nên lãng phí.

"Họa vô đơn chí" là gì?
Họa (祸 - huò): Vận xui, thảm họa.
Tất (必 - bì): Sự chắc chắn, tất nhiên, tất yếu.
Trùng (重 - chóng): Sự lặp lại nhiều lần.
Lai (来 - lái): Về sau, tương lai.
"Họa vô đơn chí" mang hàm ý chỉ vận rủi thường ập đến cùng lúc khiến cho tâm lý ta luôn bất an, lo lắng. Vế này muốn nhắc mỗi chúng ta phải hành động, làm việc thật cẩn trọng.
Ý nghĩa của cả câu "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí"
Câu này mang hàm ý chỉ những điều may mắn không dễ dàng đến lần thứ hai. Nếu bạn đã dính đến những điều xui xẻo thì những điều bất hạnh sẽ lần lượt ập đến. Câu này mang ý nghĩa họa dễ đến hơn phúc, làm người phải biết cẩn trọng, tránh rước họa vào thân.
Câu nói này cũng nhắc nhở con người ta về những tai họa từ miệng đem đến. Đây là đức và nghiệp của một người. Đức chiêu mời phúc, nghiệp đưa tới họa. Người có tâm tình tốt lành, hiền hòa, tu tâm dưỡng tính ắt sẽ gặp được nhiều phúc báo. Ngược lại, kẻ coi mình trên cơ người khác, tâm địa xấu xa thì sẽ gặp báo ứng.
Nguồn gốc câu nói "phúc bất trùng lai, họa vô đơn trí"
Câu nói này xuất phát từ một điển cổ của học vấn gia Lưu Hướng thời nhà Hán. Lưu Hướng xuất thân từ một gia đình hoàng thân quốc thích, dòng dõi tôn thất nhà Hán, huyền tổ của ông là Sở Nguyên Vương Lưu Giao, em trai của Hán Cao Tổ. Tương truyền, Lưu Hướng là người bình dị, dễ gần, không ham công danh nơi thế tục. “Phúc bất trùng lai” được Lưu Hướng diễn tả quan một câu chuyện có thật về Hàn Chiêu Hầu như sau:
Hàn Chiêu Hầu là quân vương thứ sáu của nước Hàn (chư hầu nhà Chu) trong thời Chiến Quốc. Khi còn tại vị, ông phong cho Thân Bất Hại làm tướng quốc, tiến hành cải cách nội bộ cai trị lại đất nước và ngoại giao, không chủ động gây chiến bừa bãi, hành theo đạo, khôi phục nghệ thuật. Vào thời đó, Hàn đã trở thành một nước hùng mạnh trong bảy quốc gia chiến quốc.

Khi thừa tướng Thân Bất Hại qua đời Hàn Chiêu Hầu đã lệnh cho người xây dựng một chiếc cổng cao lớn. Khi đó quan đại phu nước Sở là Khuất Nghi Cữu đã dự đoán với Hàn Chiêu Hầu rằng ông ta sẽ không thể qua khỏi chiếc cổng này. Khuất Nghi Cữu giải đáp rằng: “Thời điểm này chưa thích hợp để xây công. Khi hợp thời cơ làm việc sẽ thuận lời, còn nếu không sẽ gặp được rất nhiều khó khăn. Trước đây khi đất nước đang hưng thịnh thì ngài không cho xây cánh cổng đó.
Năm ngoái, nhà Tần mang quân sang tiến công nước Hàn, năm nay lại phải gánh chịu hạn hán nặng, lúc này lương thực quốc khố đều đang thiếu hụt ngài lại không thương xót cho dân chúng phải chịu khổ mà lại lãng phí như vậy. Nếu không biết điểm dừng sẽ chịu phải tai ương”, câu nói “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” chính là nói về hành vi như vậy. Quả nhiên lời tiên đoán đã ứng nghiệm, năm sau khi công trình được hoàn thành, Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế.
Lưu Hướng còn dùng câu “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” để khuyên bảo người sau phải biết cẩn thận với từng lời nói hành vi của mình, tránh chiêu mời tai hoạ đến. Người xưa rất coi trọng việc Thiên nhân hợp nhất, thuận theo tự nhiên, từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc. Con người vì làm điều ác mà tạo nghiệp, khi đức dùng hết mà nghiệp chưa trả xong thì khổ nạn, tại họa cứ liên tiếp mà đến. Để tránh khỏi nó, con người cần đi theo chính đạo, tránh xa cái ác, như vậy ắt sẽ có được tương lai.
Cách tu dưỡng để tránh "họa vô đơn trí"
Phúc báo cũng như báo ứng đều đức, nghiệp tạo nên. Làm người phải biết cách tu dưỡng khẩu, trí tuệ của mình thì trời không tuyệt đường con người.
Thay vì lo lắng bất an thì bạn nên:
- Không nói năng tùy tiện, bởi họa từ miệng mà ra.
- Không tùy tiện hứa hẹn và thất hứa nếu không chắc mình làm được.
- Không cuồng ngôn, tùy tiện đánh giá, chọc phá, nói xấu sau lưng ai đó.
- Sống lương thiện, không gây họa, thường xuyên giúp đỡ người khác.
- Đừng lãng phí tiền bạc, của cải.
- Luôn tôn trọng tất cả mọi người.
Đọc thêm
Hạnh phúc đơn giản chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
Nếu nội tâm của một người là chân thành, lương thiện thì xung quanh cũng tràn ngập những tin tức tốt lành. Nếu nội tâm của một người là xấu xa thì tự nhiên các nhân tố ác tính cũng liền theo đến. Vậy nên cổ nhân mới nói "cảnh do tâm sinh".
8 chữ "độ" dưới đây chính là các yếu tố tạo nên cảnh giới của nhân sinh và cũng là cảnh giới của làm người, làm việc.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.